Nhà thờ họ Nguyễn Đình ở Cẩm Xuyên đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa

(Baohatinh.vn) - Nhà thờ họ Nguyễn Đình chi 6, phái 3 ở xã Cẩm Hưng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) được công nhận di sản lịch sử - văn hoá cấp tỉnh là sự ghi nhận xứng đáng cho công lao, đóng góp của các thế hệ con cháu dòng họ cho quê hương, đất nước.

Nhà thờ họ Nguyễn Đình ở Cẩm Xuyên đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa

Sáng 2/5, UBND xã Cẩm Hưng long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh nhà thờ họ Nguyễn Đình.

Chủ tịch Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam Nguyễn Thanh Bình; nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến; đại diện một số ban, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo huyện Cẩm Xuyên cùng đông đảo Nhân dân địa phương, con cháu dòng họ tham dự buổi lễ.

Theo gia phả dòng họ ghi lại, Nguyễn Đình chi 6, phái 3 (gọi tắt là chi tộc) có lịch sử gần 200 năm, cụ tổ là Nguyễn Đình Trín và vợ là Phan Thị Thường. Hai cụ sinh được 6 người con, trong đó, 3 người con trai, 3 người con gái.

Trong số các con của cụ Trín có cụ Nguyễn Đình Đính (1868 - 1931) là người rất thông minh, nhanh nhạy trong làm ăn buôn bán, bắt nhịp với thời cuộc. Năm 1929, cụ gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương; năm 1930, khi đang là huyện ủy viên huyện Cẩm Xuyên, cụ bị thực dân Pháp bắt giam ở Nhà lao Hà Tĩnh và bị tra tấn tới chết.

Vợ cụ là bà Chu Thị Điệp (1870 - 1958) ở bên ngoài cũng bị chúng tra khảo, đánh đập mang thương tật.

Hai cụ sinh được 4 người con trai, đều là những chiến sỹ cộng sản tiên phong, nắm giữ vai trò lãnh đạo, có nhiều cống hiến, hy sinh cho phong trào cách mạng. Trong đó,Nguyễn Đình Liễn (sinh năm 1898 - 1931) - con trai cả trong gia đình cụ Đính là Bí thư Huyện ủy đầu tiên của huyện Cẩm Xuyên.

Trong cuộc biểu tình của nhân dân huyện Cẩm Xuyên ngày 8/9/1930, Bí thư Huyện ủy Nguyễn Đình Liễn là người trực tiếp tổ chức, lãnh đạo Nhân dân địa phương và bị địch bắt, kết án tử hình, xử chém ở Chợ Hội sáng ngày 2/1/1931.

Nhà thờ họ Nguyễn Đình ở Cẩm Xuyên đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa

Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên Hà Văn Bình phát biểu tại buổi lễ.

Năm 1959, cụ Nguyễn Đình Đính được truy tặng liệt sỹ; năm 1995, cụ Chu Thị Điệp được truy tặng danh hiệu “Bà Mẹ Việt Nam anh hùng”.

Hiện nay, một số hiện vật của gia đình ông Nguyễn Đình Đính gắn liền với cao trào cách mạng năm 1930 -1931 đang được trưng bày tại Bảo tàng Xô Viết Nghệ - Tĩnh như: bung cơm (dùng để phát cơm cho nông dân đi biểu tình), cái mâm đồng (dùng cho việc in ấn tài liệu tuyên truyền).

Nhà thờ họ Nguyễn Đình ở Cẩm Xuyên đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa

Đại diện Sở VH-TT&DL và lãnh đạo huyện Cẩm Xuyên trao bằng công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh cho đại diện địa phương và nhà thờ họ Nguyễn Đình.

Trong chi tộc Nguyễn Đình, ngoài cụ Nguyễn Đình Đính và các con trai, còn có rất nhiều con cháu, dâu rể là đảng viên, phục vụ cách mạng, có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc như: Nguyễn Đình Nhiễu, Nguyễn Thị Tý; Nguyễn Thị Yến (con dâu), Hà Huy Sam, Đậu Văn Điếm (con rể)... Chi tộc có 4 liệt sỹ, 1 Mẹ Việt Nam anh hùng.

Nhà thờ họ Nguyễn Đình ở Cẩm Xuyên đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa

Tại buổi lễ, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và đại diện Agribank Hà Tĩnh đã trao tặng học bổng trị giá 10 triệu đồng cho các em học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn xã Cẩm Hưng.

Trong thời bình, con cháu chi tộc Nguyễn Đình đều học hành đỗ đạt, nhiều người nắm giữ những vị trí chủ chốt trong các cơ quan, ban ngành trung ương và địa phương. Đến nay, chi tộc đã có 2 phó giáo sư, gần 10 tiến sỹ, hàng chục thạc sỹ...

Với những giá trị lịch sử, văn hóa đó, năm 2020, UBND tỉnh Hà Tĩnh có quyết định công nhận nhà thờ họ Nguyễn Đình (chi 6, phái 3) là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Tuy nhiên, do điều kiện dịch bệnh COVID-19 nên lễ đón nhận bằng di tích phải hoãn, đến nay mới được tổ chức.

Nhà thờ được di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnhlà cơ sở để chính quyền, người dân xã Cẩm Hưng và con cháu dòng họ Nguyễn Đình tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị của di tích.

Chủ đề Hội nghị văn hóa Hà Tĩnh

Đọc thêm

Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Và tôi, mỗi năm, lại lớn thêm một chút, lại nhớ thêm một phần - như thể cả ký ức của tôi đều nở mùa hoa xoan cũ…
Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Xa xa, trên con đường mòn sắp được mở rộng, những người nông dân đang trở về nhà từ cánh đồng vừa cày ải. Họ nhìn ra phía đồi chè. Dù chưa ai biết mai này sẽ ra sao, nhưng lúc này, chỉ lúc này thôi, tất cả vẫn còn nguyên vẹn.
Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Đọc thơ ông đã nhiều nhưng có dịp về thăm ngôi nhà của ông ở thôn Trần Phú, xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh), tôi mới thật sự hiểu vì sao giới văn nghệ Hà Tĩnh gọi Phạm Quỳnh Như là “thi sĩ của đồng quê”.
'Địa đạo – Mặt trời trong bóng tối' vượt qua mức doanh thu 45 tỷ đồng

'Địa đạo – Mặt trời trong bóng tối' vượt qua mức doanh thu 45 tỷ đồng

Ra mắt ngày 4/4 tại các rạp trên toàn quốc, bộ phim lịch sử, chiến tranh cách mạng do tư nhân đầu tư vốn “Địa đạo – Mặt trời trong bóng tối” đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của khán giả khắp cả nước. Chỉ sau 2 ngày công chiếu chính thức, 4 ngày chiếu sớm, bộ phim đã vượt qua mức doanh thu 45 tỷ đồng và tiếp tục tăng.