Đón nhận bằng Di tích LSVH cấp tỉnh Nhà thờ Nguyễn Phúc Lan

(Baohatinh.vn) - Quan Tri châu Nguyễn Phúc Lan (1725 - 1774) ở xã Tùng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) là một vị công thần có nhiều công trạng đối với đất nước. Nhà thờ ông được xây dựng từ khoảng hơn 200 năm trước trên đất của dòng họ.

Sáng 16/2, UBND xã Tùng Lộc (Can Lộc) long trọng đón nhận bằng Di tích lịch sử văn hóa Nhà thờ Nguyễn Phúc Lan.

Đón nhận bằng Di tích LSVH cấp tỉnh Nhà thờ Nguyễn Phúc Lan

Đại diện lãnh đạo Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh trao bằng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh cho địa phương và dòng họ.

Theo Gia phả họ Nguyễn Đức ở xã Tùng Lộc, Nguyễn Phúc Lan, sinh năm 1725, là hậu duệ đời thứ 12 của Cương Quốc Công Nguyễn Xí, con của cụ Nguyễn Đức Rương (Tướng sĩ Lang Kinh Lam điện ty sử chức) và cháu rể Tiến sỹ Thượng thư Hà Tông Mục.

Nguyễn Phúc Lan học hành giỏi, đậu cử nhân năm 22 tuổi, 24 tuổi lên đường nhận chức Quan Tri châu Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoa (tỉnh Thanh Hóa ngày nay).

Theo sách “Đại Nam nhất thống chí” thì châu Thường Xuân là vùng đất rộng, có 3 dân tộc Thái, Mường, Kinh cùng chung sống.

Là vùng đất trọng yếu, phía tây giáp nước Ai Lao (Lào), Thường Xuân từng được chọn làm hậu cứ, chiêu tập hiền tài để kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

Đón nhận bằng Di tích LSVH cấp tỉnh Nhà thờ Nguyễn Phúc Lan

Nhà thờ Nguyễn Phúc Lan hiện được con cháu tu sửa khang trang.

Trong quá trình cai quản, Nguyễn Phúc Lan đã luôn sát cánh, gần gũi với đồng bào các dân tộc, chăm lo đến cuộc sống bình yên của người dân nơi đây. Đặc biệt, với vai trò của một vị quan đứng đầu vùng đất tiếp giáp với một số bộ tộc Lào, ông đã có nhiều chính sách hòa hiếu, khoan dung nhằm giữ yên biên giới Đại Việt - Ai Lao. Vì vậy, ông được Nhân dân yêu mến, triều đình coi trọng.

Năm 1774, sau 25 năm tại nhiệm, Quan Tri châu Nguyễn Phúc Lan mất do bệnh sốt rét khi vừa tròn 49 tuổi.

Đối với quê hương Tùng Lộc, cụ Nguyễn Phúc Lan cũng là một trong những người đã có công khai ấp lập làng, cùng các dòng họ khác xây dựng nên vùng đất Tỉnh Thạch nổi tiếng xưa nay.

Đón nhận bằng Di tích LSVH cấp tỉnh Nhà thờ Nguyễn Phúc Lan

Để đảm bảo an toàn phòng dịch COVID-19, xã Tùng Lộc không tổ chức lễ rước bằng như thường lệ, thay vào đó tổ chức lễ đón nhận gọn nhẹ, con cháu và người dân đến nhà thờ thắp hương đều thực hiện nghiêm quy định 5K.

Nhà thờ Nguyễn Phúc Lan được xây dựng tại thôn Đông Vinh (xã Tùng Lộc) sau khi Nguyễn Phúc Lan mất khoảng 10 năm (1784). Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, thiên tai, hỏa hoạn... nhà thờ được tu tạo lại cũng như cơi nới thêm nhiều lần.

Vào những năm 1930 - 1945, nhà thờ Nguyễn Phúc Lan là nơi hội họp của Chi bộ Hạc Giang (chi bộ Tỉnh Thạch - nay là xã Tùng Lộc). Sau cách mạng Tháng 8, nhà Hạ điện được lấy làm nơi dạy học cho con em trong vùng. Một thời gian sau, nhà thờ lại trở thành Trụ sở của Ban quản trị Hợp tác xã Tỉnh Thạch.

Năm 1963, nhà thờ được Sở Văn hóa - thông tin Hà Tĩnh chọn làm địa điểm tổ chức triển lãm, trưng bày thành tích quân sự, kinh tế, chính trị, xã hội… của tỉnh trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.

Trong những năm chiến tranh chống Mỹ ác liệt 1969 - 1972, nhà thờ được phòng lương thực huyện Can Lộc trưng dụng làm kho cất giấu lương thực để trung chuyển hàng hóa vào Nam, bảo đảm tuyệt đối an toàn bí mật.

Đón nhận bằng Di tích LSVH cấp tỉnh Nhà thờ Nguyễn Phúc Lan

Đại diện lãnh đạo Sở VH-TT&DL thắp hương tại nhà thờ Nguyễn Phúc Lan sau lễ trao bằng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh cho dòng họ Nguyễn.

Hiện tại, nhà thờ Nguyễn Phúc Lan còn lưu giữ 1 tấm bia đá cổ, được gọi là “bia tử ngoại”. Bia 4 mặt đều khắc chữ Hán, nội dung truyền lại là những điều tổ ngoại răn dạy con cháu về việc ăn ở, đối nhân xử thế đúng đạo lý.

Với những giá trị lịch sử văn hóa đó, ngày 29/9/2021, UBND tỉnh Hà Tĩnh quyết định công nhận Nhà thờ Nguyễn Phúc Lan là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Bên cạnh đáp ứng niềm mong mỏi, việc được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh cũng là cơ sở để chính quyền, người dân xã Tùng Lộc cũng như con cháu dòng họ Nguyễn Đức tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị của di tích.

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Khi ví, giặm "chạy show"…

Khi ví, giặm "chạy show"…

Không còn đơn thuần xuất hiện trên sân khấu hội diễn tuyên truyền, dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh từng bước hiện diện trong các show diễn giải trí, chuyển hóa thành sản phẩm của công nghiệp văn hóa.
Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất mở đường, giúp đỡ người nghèo, tích cực trong các hoạt động của địa phương, anh Trương Quang Nghĩa, thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh) đã góp sức làm cho quê hương thay da đổi thịt.
Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên hiến máu, đến nay, ở độ tuổi 22, Hoàng Thị Hồng Thương (xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến 21 lần tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu.
Thuyết minh viên Đào Anh Tuân: Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Học Bác từ những điều bình dị, giản đơn để làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, hơn 20 năm nay, anh Đào Anh Tuân - Phó Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc và Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (Hà Tĩnh) trở thành người “kết nối” lịch sử nơi “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc.
Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Nhận trọng trách Bí thư Chi bộ thôn Tân Vĩnh Cần, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), ông Mai Văn Tường gương mẫu đi đầu, "thắp lửa" cho phong trào xây dựng nông thôn mới bằng quyết tâm cao, nghị lực lớn và cả những hy sinh để biến một làng quê khó khăn thành điểm sáng.
Biến hàng rào thành điểm nhấn xanh: Xu hướng mới tại TP Hà Tĩnh

Biến hàng rào thành điểm nhấn xanh: Xu hướng mới tại TP Hà Tĩnh

Những hàng rào bằng tường gạch khô cứng hay thép gai sắc nhọn được thay thế bằng cây xanh kết hợp với bồn hoa. Đây là cách mà một số cơ quan, đơn vị, nhà văn hóa hay nhà dân trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh làm mới hàng rào, xanh hóa không gian, tạo cảnh quan thoáng đãng, sạch đẹp.
Lửa nguồn thắp sáng khát vọng vươn mình

Lửa nguồn thắp sáng khát vọng vươn mình

Tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, lòng biết ơn tiền nhân... chính là mạch nguồn bền bỉ, kiến tạo và nuôi dưỡng sức mạnh dân tộc, đưa đất nước Việt Nam không ngừng đi tới.
Du lịch Hà Tĩnh bùng nổ dịp nghỉ lễ

Du lịch Hà Tĩnh bùng nổ dịp nghỉ lễ

Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài 5 ngày vừa khép lại, lượng du khách đến tham quan, lưu trú trong dịp nghỉ lễ cho thấy tăng trưởng ấn tượng so với cùng kỳ năm ngoái.
"Ký ức Điện Biên Phủ sống mãi trong tôi"

"Ký ức Điện Biên Phủ sống mãi trong tôi"

Đã 71 năm trôi qua nhưng ký ức về những ngày cùng đồng đội chiến đấu anh dũng trên chiến trường Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí người cựu binh Nguyễn Xuân Vinh ở xã Xuân Hồng (Nghi Xuân, Hà Tĩnh).
Infographic: Lộ trình sáp nhập tỉnh thành, tinh giảm xã

Hà Tĩnh trong cảm nhận của con em xa quê

Lễ, tết là dịp nghỉ ngơi, du lịch với nhiều người, nhưng với người con Hà Tĩnh, đó còn là cơ hội trở về quê hương, gắn kết gia đình và cảm nhận những đổi thay nơi chôn nhau cắt rốn.