Đồng chí Nguyễn Tiến Chương - người hết lòng phụng sự Đảng, phục vụ Nhân dân

(Baohatinh.vn) - 103 năm tuổi đời, 75 năm tuổi Đảng, cống hiến hết mình vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì sự phát triển của tỉnh Hà Tĩnh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Tiến Chương đã góp phần quan trọng xây dựng nền móng vững chắc cho sự phát triển của tỉnh nhà.

Người lãnh đạo kiên trung, mẫu mực

Đồng chí Nguyễn Tiến Chương (SN 1920) là con thứ 5 trong một gia đình có 9 chị em. Thân phụ là ông Nguyễn Tiến Trang, quê ở xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh); thân mẫu là bà Đặng Thị Bông, quê ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).

Đồng chí Nguyễn Tiến Chương - người hết lòng phụng sự Đảng, phục vụ Nhân dân

Đồng chí Nguyễn Tiến Chương (1920-2022).

Khi lên 10 tuổi (năm 1931), đồng chí Nguyễn Tiến Chương bắt đầu đi học tại Trường Tiểu học Pháp - Việt Nha Trang ở quê mẹ.

6 năm sau (năm 1937), đồng chí tiếp tục ra Huế học Trường Cao đẳng Tiểu học. Lúc này, hoàn cảnh gia đình khó khăn nên đồng chí vừa học, vừa làm để tự lo việc học của mình. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, năm 1942, đồng chí thi đậu bằng Thành Chung.

Đồng chí Nguyễn Tiến Chương - người hết lòng phụng sự Đảng, phục vụ Nhân dân

Ngày 19/8/1945, sau cuộc mít tinh tại Quảng trường Nhà hát lớn, quần chúng nhân dân Thủ đô đã đánh chiếm Bắc Bộ phủ, cơ quan đầu não của chính quyền tay sai Pháp ở Bắc Bộ. Ảnh minh họa từ Internet.

Từ năm 1945, đồng chí bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng. Thời điểm đó, vừa tròn 25 tuổi, đồng chí được giao làm Đoàn trưởng Đoàn Thanh niên khu phố Nguyễn Thái Học - Phương Sài, Nha Trang và chỉ huy thanh niên phường tham gia mít tinh, diễu hành của Nhân dân TP Nha Trang cướp chính quyền. Sau đó, đồng chí được cử làm Đội trưởng Đội Tuyên truyền xung phong tỉnh Khánh Hòa, đi tuyên truyền cổ động cho cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta ngày 6/1/1946. Cách mạng Tháng 8 thắng lợi, tổng tuyển cử thành công, đồng chí tìm về quê cha Hà Tĩnh.

Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Đảng và Bác Hồ, đồng chí ở lại Hà Tĩnh tham gia hoạt động cách mạng với vai trò là cán bộ dân quân, cán bộ phụ trách tuyên truyền xã Cấp Đình (nay là 2 xã Kỳ Bắc, Kỳ Phong thuộc huyện Kỳ Anh).

Tại đây, vào ngày 11/3/1947, đồng chí Nguyễn Tiến Chương vinh dự được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Cũng năm đó, khi mới 27 tuổi, đồng chí đã được phân công làm cán bộ Việt Minh huyện rồi Chính trị viên Đại hội du kích huyện, đến năm 1949 là Huyện Đội trưởng Kỳ Anh (phụ trách công tác quân sự).

Đồng chí Nguyễn Tiến Chương - người hết lòng phụng sự Đảng, phục vụ Nhân dân

Đồng chí Nguyễn Tiến Chương nói chuyên với Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 1977. Ảnh tư liệu.

Từ năm 1950 - 1956, đồng chí được Tỉnh ủy Hà Tĩnh phân công làm Tỉnh đội phó, Tỉnh đội trưởng rồi Tham mưu phó Quân khu IV. Từ năm 1956 - 1976, đồng chí lần lượt được phân công giữ các chức vụ Ủy viên Thường trực Đảng, Phó Bí thư trực Đảng, Phó Bí thư kiêm Chủ tịch UBND tỉnh (1967-1971) và Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh (1972-1976).

Từ tháng 2/1976 - 6/1981, lúc hợp nhất Nghệ An và Hà Tĩnh thành tỉnh Nghệ Tĩnh, đồng chí được phân công giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh; Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ Tĩnh (khóa VI).

Đồng chí Nguyễn Tiến Chương - người hết lòng phụng sự Đảng, phục vụ Nhân dân

Tháng 1/2020, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Bình thăm hỏi, chúc tết đồng chí Nguyễn Tiến Chương - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh.

Sau khi nghỉ hưu, đồng chí trở về sinh sống cùng gia đình tại TP Vinh (Nghệ An).

Phát huy tinh thần người đảng viên, được sự tín nhiệm của bà con và chi bộ, từ 6/1981 đến năm 2012, đồng chí Nguyễn Tiến Chương đảm nhiệm vai trò Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng mặt trận, Tổ trưởng dân cư, Chi hội trưởng Hội Chữ thập đỏ và Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Hưng Dũng.

Tâm huyết cống hiến cho quê hương Hà Tĩnh

Cuộc đời của đồng chí Nguyễn Tiến Chương gắn liền với thời gian dài lịch sử đất nước và quê hương Hà Tĩnh. Trong những năm tháng chiến tranh, với cương vị là lãnh đạo tỉnh, đồng chí đã cùng Đảng bộ tỉnh vận động Nhân dân vừa tham gia kháng chiến, vừa kiến quốc, làm tròn nhiệm vụ chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam; bảo đảm mạch máu giao thông vận tải, nhất là trên tuyến quốc lộ 15A, Ngã ba Đồng Lộc; tổ chức lực lượng chiến đấu chống trả máy bay, tàu chiến địch mà nổi bật là chiến thắng trận đầu ở núi Nài ngày 16/3/1965; thực hiện tốt các phong trào như “Thanh niên ba sẵn sàng”, “Phụ nữ ba đảm đang”, “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”…

Đồng chí Nguyễn Tiến Chương - người hết lòng phụng sự Đảng, phục vụ Nhân dân

Đồng chí Nguyễn Tiến Chương tháp tùng Tổng Bí thư Lê Duẩn kiểm tra công trình Hồ Kẻ Gỗ, năm 1979.

Trong thời gian giữ cương vị giữ chức vụ Chủ tịch tỉnh và Bí thư Tỉnh ủy (1967-1976), với kinh nghiệm thực tiễn phong phú, đồng chí đã cùng tập thể Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy đoàn kết, thống nhất, lãnh đạo, chỉ đạo Đảng bộ và Nhân dân toàn tỉnh hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị và xây dựng Đảng.

Đặc biệt, đồng chí Nguyễn Tiến Chương luôn đau đáu với việc phát triển thủy lợi. Đồng chí đã gắn bó, động viên Nhân dân xây dựng đập Khe Long, đập Nhà Đường, đập thủy lợi Bình Hà, công trình tưới nước Bồng Sơn, nhà máy cơ khí Đò Điệm…

Với công trình hồ Kẻ Gỗ, từ năm 1957 khi đất nước còn chiến tranh, đồng chí Nguyễn Tiến Chương đã luôn đau đáu ý tưởng về một công trình thủy lợi cho quê hương. Điều đó đã thành hiện thực vào ngày 26/3/1976 bằng quyết tâm của đồng chí Nguyễn Tiến Chương và thế hệ lãnh đạo thời bấy giờ. Công trình trước đó dự toán phải làm hơn 10 năm, sau đó tính lại cũng mất 6 năm nhưng cuối cùng chỉ làm trong 3 năm. Với sức chứa 345 m3 nước, Kẻ Gỗ đã trở thành công trình thủy nông kỳ vỹ góp phần tưới cho hơn 21.000 ha đất canh tác của các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà và thành phố Hà Tĩnh; đồng thời chống lũ quét, chống xói mòn cho vùng hạ du...

Một lần khác, sau khi tham quan quê lúa Thái Bình, đồng chí Nguyễn Tiến Chương đã họp bàn Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp xanh. Trong cuộc họp, đồng chí kết luận: Để có được 5 tấn thóc/ha, chúng ta phải hoàn thiện hạ tầng cơ sở. Từ đó, tỉnh đã tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hệ thống kênh mương; phát động các phong trào thi đua lao động sản xuất. Kết quả đầu tiên, HTX Đại Thành đạt 5 tấn, các nơi khác xấp xỉ 5 tấn.

Đồng chí Nguyễn Tiến Chương - người hết lòng phụng sự Đảng, phục vụ Nhân dân

Công trình thủy nông Kẻ Gỗ hôm nay. Ảnh Đ.N.

Những câu chuyện của các thế hệ lãnh đạo tỉnh, những bậc tiền nhân cùng thời cũng kể nhiều về hình ảnh người Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Tiến Chương mẫu mực, mẫn cán, gần dân, bám sát cơ sở và luôn chú trọng bồi dưỡng cán bộ trí thức, lấy hiệu quả công việc để đánh giá cán bộ.

Đồng chí trực tiếp làm việc với Trường Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội để đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cốt cán, từ đó rèn luyện nên thế hệ cán bộ vừa hồng vừa chuyên như: Phạm Ngọc Kính, Trần Văn Doãn, Phan Chinh, Nguyễn Mạnh Trới, Phạm Chức…

Đồng chí Nguyễn Tiến Chương - người hết lòng phụng sự Đảng, phục vụ Nhân dân

Đồng chí Nguyễn Tiến Chương trong dịp khảo sát thác Vũ Môn năm 1974.

Đồng chí cũng đặc biệt quan tâm tìm kiếm nhân tài cho nền giáo dục tỉnh nhà, trong đó có PGS.TS Toán học - Nhà giáo ưu tú Lê Quốc Hán; tập trung điện khí hóa nông thôn, cơ khí giới hóa nông nghiệp với việc xây dựng trạm máy kéo, trạm thủy điện, thí điểm xây dựng cánh đồng lớn…; quan tâm phát triển du lịch sinh thái với những chuyến đi khảo sát ở vùng sâu, vùng xa trong đó có chuyến khảo sát thác Vũ Môn (Hương Khê) vào năm 1974…

Là lãnh đạo tỉnh bận rộn với các cuộc họp và nhiều công việc khác phải giải quyết nhưng đồng chí Nguyễn Tiến Chương luôn dành thời gian về làm việc với cơ sở, lắng nghe ý kiến từ cơ sở.

Cả đến khi nghỉ hưu, đồng chí Nguyễn Tiến Chương vẫn luôn tâm huyết góp ý cho các nhiệm vụ chính trị của tỉnh qua các nhiệm kỳ; luôn chân tình, nhắc nhở cán bộ lãnh đạo đương nhiệm chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ tận tụy; chăm lo củng cố, xây dựng đoàn kết trong Đảng, trong Nhân dân…

Đồng chí Nguyễn Tiến Chương - người hết lòng phụng sự Đảng, phục vụ Nhân dân

Tháng 12/2021, đoàn công tác Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh trao tặng Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng cho đồng chí Nguyễn Tiến Chương.

Rời xa cõi tạm với 103 tuổi đời, 75 năm tuổi Đảng, đồng chí Nguyễn Tiến Chương đã để lại cho thế hệ sau những bài học quý trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; mãi mãi là tấm gương sáng ngời về người lãnh đạo mẫu mực, tâm huyết và sáng tạo, hết lòng phụng sự Đảng, phục vụ Nhân dân.

* Thông tin và hình ảnh tư liệu lấy từ sách: "Nguyễn Tiến Chương - cuộc đời và sự nghiệp, NXB Đà Nẵng, 2022).

Đọc thêm

Tượng đài bất tử giữa sóng nước Trường Sa

Tượng đài bất tử giữa sóng nước Trường Sa

Cách đây 37 năm, ngày 14/3/1988, trên vùng biển Gạc Ma, thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Trong lòng mỗi người dân Việt Nam và kiều bào ta ở nước ngoài luôn ghi nhớ công lao to lớn của những người lính biển. Các anh đã hy sinh, tạo vòng tròn bất tử, như một lời nhắc nhở để thế hệ mai sau luôn trân trọng gìn giữ, tiếp tục có nhiều việc làm thiết thực, góp phần xây dựng vùng biển hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
Đoàn Kiểm tra của Bộ Chính trị thông qua báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Đoàn Kiểm tra của Bộ Chính trị thông qua báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương yêu cầu Hà Tĩnh rà soát các nghị quyết của Trung ương, của tỉnh để lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Chan chứa ân tình với Đảng

Chan chứa ân tình với Đảng

“Khi làm thơ, tôi rất có cảm xúc về Đảng. Tôi hiểu, trân trọng và biết ơn sự lãnh đạo của Đảng xuyên suốt mọi thời kỳ”, đó là tâm sự của cựu chiến binh, cựu giáo chức Nguyễn Mạnh Trung (xã Tùng Châu, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh).
Kỹ sư Võ Quý Huân và câu chuyện chưa kể về quê ngoại Hà Tĩnh

Kỹ sư Võ Quý Huân và câu chuyện chưa kể về quê ngoại Hà Tĩnh

Kỹ sư Võ Quý Huân (1912-1967) là một trong bốn trí thức Việt được Bác Hồ đưa về nước phụng sự Tổ quốc năm 1946. Ông cũng là cha đẻ của ngành đúc - luyện kim Việt Nam. Quê nội Nghệ An và quê ngoại Hà Tĩnh đã hun đúc nên một nhà khoa học tài ba, trí thức yêu nước đến nay vẫn luôn được lịch sử nhắc nhớ…
Đồng chí Nguyễn Duy Lâm giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Đồng chí Nguyễn Duy Lâm giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Tân Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm khẳng định luôn nỗ lực hết mình, tận tâm, tận tuỵ, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu, giữ vững các nguyên tắc của Đảng, phát huy vai trò là hạt nhân đoàn kết, cùng tập thể quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.
Quá trình công tác của tân Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm

Quá trình công tác của tân Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm

Lễ công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, chỉ định đồng chí Nguyễn Duy Lâm - Thứ trưởng Bộ GTVT (Bộ Xây dựng sau hợp nhất) giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh được tổ chức vào chiều 1/3. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu quá trình công tác của đồng chí tân Bí thư Tỉnh ủy.
Thiên Lộc - đất anh hùng vững bước đi lên

Thiên Lộc - đất anh hùng vững bước đi lên

Với sức mạnh đoàn kết, tinh thần quyết tâm của cấp ủy đảng, chính quyền, hệ thống chính trị và Nhân dân, xã Thiên Lộc (Can Lộc - Hà Tĩnh) sẽ nỗ lực thực hiện thành công các mục tiêu trong nhiệm kỳ mới.