Đồng hành, thấu hiểu, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

Sáng 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Đồng hành, thấu hiểu, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

Cùng dự có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và Trần Lưu Quang; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; 180 đại biểu đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Hội nghị được truyền trực tuyến tới 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố trên cả nước và 83 điểm cầu tại nước ngoài.

Mục tiêu của hội nghị để truyền tải thông điệp của người đứng đầu Chính phủ, tiếp tục khẳng định chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Việt Nam đối với khu vực đầu tư nước ngoài.

Theo đó, khu vực đầu tư nước ngoài được xác định có vai trò quan trọng trong nền kinh tế; được khuyến khích phát triển nhằm phát huy ngoại lực, khơi dậy tinh thần sáng tạo, cộng hưởng sức mạnh nội lực, kịp thời nắm bắt cơ hội, nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài.

Đồng hành, thấu hiểu, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc dự hội nghị

Tại hội nghị, lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cùng với cộng đồng doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đánh giá tác động của tình hình kinh tế thế giới và trong nước đến làn sóng đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; nhận diện cơ hội, thách thức, khó khăn để có các giải pháp, chính sách chủ động thích ứng nhằm tháo gỡ vướng mắc và kịp thời nắm bắt cơ hội hợp tác đầu tư trong tình hình mới.

Đồng thời, cũng khẳng định về một Chính phủ tin cậy, đồng hành tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả; tiếp tục rà soát cải thiện môi trường đầu tư, nhất quán trong thực thi chính sách; có giải pháp linh hoạt để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng.

Phát biểu ý kiến khai mạc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hội nghị này có ý nghĩa quan trọng, nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến, nhanh, phức tạp, nhiều vấn đề chưa có tiền lệ vượt qua dự báo, có tác động nền kinh tế Việt Nam, gây ra những khó khăn cần tháo gỡ và những thách thức cần phải vượt qua.

Chính phủ Việt Nam mong muốn được lắng nghe, chia sẻ, thấu hiểu và đồng hành cùng các nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài đã và đang đầu tư tại Việt Nam cũng đã cảm nhận được những chia sẻ, thấu hiểu, đồng hành và sự nhất quán của Chính phủ Việt Nam trong quá trình lãnh đạo, điều hành liên quan các lĩnh vực đầu tư nước ngoài; tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, pháp luật, cải thiện mạnh mẽ hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh trên nguyên tắc lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ với tinh thần hài hoà lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người dân.

Suốt quá trình vừa qua, chúng ta luôn đồng hành, chia sẻ, thấu hiểu và cùng nhau tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức. Thủ tướng cũng bày tỏ hài lòng và cảm ơn các nhà đầu tư bởi trên thực tế, chúng ta đã làm tốt điều này.

Nhân dịp này, Thủ tướng gửi lời thăm hỏi ân cần, lời chào mừng, lời chúc sức khoẻ tới tất cả các đại biểu tham dự hội nghị.

Thủ tướng nêu rõ, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn đặc biệt quan tâm và xác định rõ, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài FDI là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng với các khu vực kinh tế khác.

Nhà nước tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các nhà đầu tư; bảo đảm hài hoà lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư, người lao động trong doanh nghiệp; không hình sự hoá các quan hệ kinh tế và dân sự nhưng xử lý nghiêm những người vi phạm pháp luật theo quy định để bảo đảm, bảo vệ những người làm ăn chân chính, tuân thủ pháp luật và có trách nhiệm với cộng đồng, với sự phát triển chung.

Thủ tướng đánh giá cao sự quyết tâm, nghiêm túc, hiệu quả của các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam thời gian qua trên tinh thần tin cậy, chân thành, chia sẻ, trách nhiệm, lắng nghe, thấu hiểu và đồng hành. Những yếu tố quyết định này là chìa khoá cho sự hợp tác thành công giữa đôi bên. Khi chúng ta có được những yếu tố này, thì những những khó khăn, vướng mắc sẽ được giải quyết dễ dàng, kịp thời và hiệu quả hơn.

Bên cạnh những kết quả đạt được, chúng ta cũng thẳng thắn nhìn nhận lĩnh vực FDI vẫn tồn tại những hạn chế, bất cập cần phải giải quyết, những thách thức cần phải vượt qua; và chưa thực sự sự đáp ứng được yêu cầu phát triển và mong muốn của cả 2 bên; trong khi đó, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, ảnh hưởng nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, nhất là các hoạt động đầu tư nước ngoài, đặc biệt việc OECD có kế hoạch áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024 tác động, ảnh hưởng lớn đến đầu tư nước ngoài cũng như thu hút đầu tư nước ngoài ở các quốc gia trong khu vực.

Trong bối cảnh đó, bên cạnh việc kiên định các vấn đề có tính nguyên tắc, việc thích ứng linh hoạt, an toàn, sáng tạo, phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả đối với các vấn đề cụ thể về đầu tư nước ngoài là rất quan trọng, mang tính quyết định đối với cả quản trị quốc gia và quản trị doanh nghiệp.

Để thích ứng linh hoạt một cách hiệu quả, trước tiên, chúng ta cần phải có niềm tin, sự chia sẻ, lắng nghe, thấu hiểu và đồng hành.

Cách đây hơn nửa năm, vào tháng 9/2022, Thủ tướng cũng đã có buổi gặp gỡ, trao đổi với các doanh nghiệp FDI. Khi đó, chúng ta đã trao đổi, thảo luận thẳng thắn, chân thành trên cơ sở niềm tin, sự chia sẻ, lắng nghe và thấu hiểu, và đồng hành từ cả hai phía; từ đó thống nhất các giải pháp tập trung khắc phục khó khăn, tiếp tục hợp tác hiệu quả, thành công.

Đồng hành, thấu hiểu, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

Quang cảnh hội nghị

Tiếp tục tinh thần đó, tại hội nghị hôm nay, Thủ tướng đề nghị chúng ta tập trung trao đổi, thảo luận, đánh giá thực trạng tình hình, xác định rõ những điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc, thời cơ, thuận lợi; trên cơ sở đó đề ra nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh thế giới và khu vực cũng như Việt Nam đang có những khó khăn, thách thức.

Vừa qua, Việt Nam đã khảo sát và lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp; đang tiến hành các biện pháp cụ thể liên quan giảm, giãn, hoãn, miễn thuế, phí và lệ phí. Chính phủ đang chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước sẽ có chính sách tiền tệ trong một vài ngày tới như khoanh lại nhóm nợ, giảm nợ…

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương trao đổi, giải đáp về các đề xuất, kiến nghị của các doanh nghiệp, nhà đầu tư và có giải pháp cụ thể trên tinh thần chân thành, thẳng thắn, cầu thị, lắng nghe, thấu hiểu và đồng hành.

Thủ tướng nêu rõ, thời gian của hội nghị không nhiều; nội dung phong phú, yêu cầu lại cao, đề nghị đại biểu phát biểu ngắn gọn, tập trung nêu rõ vấn đề, đề xuất kiến nghị cụ thể với tinh thần thẳng thắn, chân thành, cởi mở, trách nhiệm trên nguyên tắc “khó khăn đến đâu, tháo gỡ đến đó; khó khăn ở đâu thì tháo gỡ ở đó; vướng mắc ở cấp nào thì cấp đó phải giải quyết”; chúng ta “không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm”.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương trao đổi, giải đáp về các đề xuất, kiến nghị của các doanh nghiệp, nhà đầu tư và có giải pháp cụ thể trên tinh thần chân thành, thẳng thắn, cầu thị, lắng nghe, thấu hiểu và đồng hành.

Tinh thần đặt ra là, xử lý công việc, vấn đề đặt ra phải kịp thời, hiệu quả, có cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan; trong đó, những khó khăn, vướng mắc giải quyết được ngay thì phải các bộ, ngành, địa phương có câu trả lời rõ ràng, dứt khoát; những vấn đề chưa giải quyết được ngay thì phải khẩn trương nghiên cứu, chủ động giải quyết hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời, hiệu quả với tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, cân đối hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người dân.

Sau hội nghị này, chúng ta sẽ ban hành văn bản phù hợp, thích ứng tình hình, khả thi, hiệu quả trên nguyên tắc bảo đảm đúng pháp luật, hài hoà lợi ích.

Thủ tướng nêu rõ, tình hình còn tiếp tục khó khăn thì chúng ta phải đồng hành; tin tưởng mọi vướng mắc đều có thể được tháo gỡ, mọi khó khăn vượt qua mang lại lợi ích cho nhà đầu tư, người dân Việt Nam.

Theo Nhân Dân

Đọc thêm

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và đọc Diễn văn kỷ niệm.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) diễn ra lễ kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ kỷ niệm.
Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Sáng 19/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác báo chí năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và trao giải Búa Liềm vàng cấp tỉnh lần thứ XII – năm 2024.