Đột phá mới giúp cải thiện đáng kể ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu

Liệu pháp xạ trị Lutetium-177 PSMA-617 vốn được sử dụng hiệu quả cho bệnh nhân giai đoạn cuối, nay đã chứng minh được khả năng cải thiện kết quả điều trị cho những người mắc bệnh ở giai đoạn đầu.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Tcimedicine)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Tcimedicine)

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Australia đã mang đến bước đột phá trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt.

Liệu pháp xạ trị Lutetium-177 PSMA-617 (còn gọi là LuPSMA) vốn được sử dụng hiệu quả cho bệnh nhân giai đoạn cuối, nay đã chứng minh được khả năng cải thiện đáng kể kết quả điều trị cho những người mắc bệnh ở giai đoạn đầu.

LuPSMA hoạt động bằng cách nhắm mục tiêu vào các tế bào ung thư tuyến tiền liệt, phóng ra bức xạ để tiêu diệt chúng.

Phương pháp này đã được chứng minh là hiệu quả trong việc kéo dài tuổi thọ và cải thiện chất lượng cuộc sống cho các bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn tiến triển, sau khi đã áp dụng các phương pháp khác không có hiệu quả.

Theo nghiên cứu do Trung tâm Ung thư Peter MacCallum hàng đầu thế giới thực hiện và công bố ngày 15/9, hơn 100 bệnh nhân tại 11 bệnh viện ở Melbourne đã tham gia thử nghiệm và được phân ngẫu nhiên thành hai nhóm, trong đó nhóm 1 chỉ dùng hóa trị truyền thống và nhóm 2 được điều trị bằng hóa trị kết hợp LuPSMA.

Kết quả cho thấy, sau 48 tuần điều trị, 41% số bệnh nhân trong nhóm 2 có mức kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) - một dấu hiệu sinh học quan trọng cảnh báo ung thư tuyến tiền liệt - giảm xuống ngưỡng không thể phát hiện được, trong khi con số này ở nhóm 1 là 16%.

Bác sỹ chuyên khoa ung thư Arun Azad, đồng tác giả nghiên cứu, chia sẻ đây là một kết quả rất hứa hẹn, cho thấy việc kết hợp liệu pháp LuPSMA với phương pháp hóa trị truyền thống đã giúp bệnh được cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên, để đưa phương pháp này vào ứng dụng rộng rãi trong lâm sàng, bác sỹ Azad cho rằng cần có thêm các nghiên cứu quy mô lớn hơn. May mắn thay, các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đang được triển khai trên toàn cầu.

Đây là nghiên cứu đầu tiên thử nghiệm phương pháp điều trị LuPSMA trên những bệnh nhân mới được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tiền liệt.

Công trình này do Liên minh Nghiên cứu ung thư tuyến tiền liệt, một sự hợp tác giữa Quỹ nghiên cứu y khoa tương lai của Chính phủ Australia và tổ chức từ thiện Movember, tài trợ./.

vietnamplus.vn

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.