Hàng loạt các Dự án BOT đường bộ sẽ chính thức được tăng phí từ hôm hay sau khi Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt đồng ý nhằm đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, về vấn đề đổi tên gọi Trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ thành Trạm thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ sẽ được Tổng cục Đường bộ Việt Nam có văn bản chính thức vào ngày 10/7.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 83/NQ-CP triển khai thực hiện Nghị quyết số 437/NQ-UBTVQH14 ngày 21/10/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT).
Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa cho biết tính đến ngày 20/6/2018, cả nước có 1.366 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 11,8 tỷ USD, bằng 99,7% so với cùng kỳ năm 2017; có 507 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 4,43 tỷ USD, bằng 86,2% so với cùng kỳ năm 2017.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có công văn gửi Vụ Tài chính – Bộ Giao thông Vận tải góp ý Dự thảo thông tư sửa đổi Thông tư 35 về giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ.
Các nhà đầu tư BOT trên toàn quốc đều chủ động lên phương án ứng phó đảm bảo ATGT, đồng thời có kế hoạch xả trạm để giao thông thông suốt vào dịp cao điểm Tết.
Tổng cục Đường bộ vừa yêu cầu các đơn vị trực thuộc, các chủ đầu tư BOT lắp biển báo cấm dừng quá 5 phút tại trạm thu phí, lắp biển báo cấm đỗ xe gần khu vực trạm. Ngoài ra, Tổng cục cũng sẽ đề nghị, phối hợp với cơ quan chức năng địa phương kiên quyết xử lý các lái xe cố tình gây ách tắc trạm thu phí, nhất là khi Tết nguyên đán 2018 sắp đến gần.
Các trạm thu phí BOT như cầu Rác, Bến Thủy, Bờ Đậu, Biên Hòa, Sóc Trăng... mà đỉnh điểm là BOT Cai Lậy đã bị lái xe và người dân liên tục phản đối bằng cách dùng tiền lẻ trả phí, hoặc cố tình để phương tiện nằm chình ình làn thu phí gây ùn tắc giao thông kéo dài, khiến nhà đầu tư liên tục phải tiến hành xả trạm.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ và địa phương liên quan tiếp tục rà soát tất cả các dự án BOT giao thông đường bộ, có biện pháp giải quyết tối ưu, chặt chẽ, không để lặp lại tình trạng như trạm thu phí Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
Danh mục 8 dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến cao tốc Bắc Nam theo hình thức PPP với tổng mức đầu tư lên tới 104.079 tỷ đồng vừa được Bộ GTVT công bố để kêu gọi vốn đầu tư.
Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải vừa cho biết, Bộ đã có công văn yêu cầu các cục, vụ nghiên cứu, báo cáo về phương án xử lý đối với BOT Cai Lậy trước ngày 22/12/2017.
Dự án cầu Việt Trì - Ba Vì; Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Bắc Ninh – Uông Bí hay hầm đường bộ qua đèo Cả - Quốc lộ 1 là một vài cái tên được nhắc tới trong kế hoạch kiểm toán năm 2018.
Việc tài xế dùng tiền lẻ nhằm gây áp lực để di dời trạm thu giá về tuyến tránh khiến trạm BOT Cai Lậy nhiều lần rơi vào cảnh hỗn loạn. Có nên dời trạm thu giá và việc dời trạm có khả thi?
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2017 với nhiều nội dung đáng chú ý.
Phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2017, Thủ tướng nêu rõ định hướng xây dựng dự thảo Nghị quyết 01 năm 2018, văn bản chủ đạo, quan trọng nhất trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ và cả hệ thống hành chính Nhà nước trong năm 2018 và giao một số nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành.
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể khẳng định sẽ nghiêm túc triển khai quyết định của Thủ tướng, theo đó ngay trong năm 2018, toàn bộ các trạm thu phí trên Quốc lộ 1 sẽ thu phí tự động không dừng; đồng thời “đã tới lúc ngành GTVT cần xem chất lượng các công trình giao thông là yêu cầu hàng đầu chứ không chạy theo số lượng”.
Theo ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN, trong tổng số 54 dự án đang vận hành khai thác, tính đến thời điểm hiện tại, Tổng cục Đường bộ VN đã tổ chức đàm phán với nhà đầu tư, DN dự án và địa phương về giảm giá vé đối với 39 dự án.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết 437/NQ-UBTVQH14 về một số nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT).