Đàm phán giảm giá vé 39 dự án BOT giao thông

Theo ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN, trong tổng số 54 dự án đang vận hành khai thác, tính đến thời điểm hiện tại, Tổng cục Đường bộ VN đã tổ chức đàm phán với nhà đầu tư, DN dự án và địa phương về giảm giá vé đối với 39 dự án.

dam phan giam gia ve 39 du an bot giao thong

Trạm thu giá BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ

Đủ cơ sở pháp lý để giảm giá

-Cơ sở nào để Tổng cục Đường bộ VN đề xuất giảm giá vé chung các trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ BOT, thưa ông?

Việc giảm giá vé dịch vụ sử dụng đường bộ thực tế được triển khai sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 35/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp (DN) đến năm 2020. Theo đó, Bộ GTVT và nhà đầu tư đã đàm phán, thống nhất giảm giá dịch vụ sử dụng đường bộ của 35 dự án và đề xuất với Bộ Tài chính ban hành thông tư điều chỉnh giảm tại các trạm, giúp DN giảm chi phí, đặc biệt là các DN vận tải.

27 dự án có mức giá được xác định từ đầu thấp, không ảnh hưởng đến chi phí của các DN, 11 dự án chưa giảm giá do lưu lượng xe thấp hơn dự kiến nếu giảm giá thì phương án tài chính không khả thi (chỉ giảm cho xe tải có tải trọng từ 10 - dưới 18 tấn, xe chở hàng bằng container 20 feet; Xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên, xe chở hàng bằng container 40 feet).

Ngày 5/5/2017, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ chỉ đạo Bộ GTVT đánh giá kỹ tác động, kiểm soát chặt chẽ phương án giá, tình hình điều chỉnh các loại giá, phí, tránh tạo dư luận không tốt trong xã hội, cũng như tránh gây xáo trộn đối với hoạt động cung ứng, sử dụng dịch vụ; Sớm có phương án điều chỉnh giá dịch vụ BOT của các trạm đã quyết toán trong năm 2017 theo hướng ưu tiên giảm giá hơn giảm thời gian thu phí.

Bộ GTVT đã giao Tổng cục Đường bộ VN chủ trì, phối hợp với các địa phương, nhà đầu tư, DN dự án căn cứ điều kiện cụ thể của từng dự án, vị trí của từng trạm thu giá, điều kiện KT-XH của địa phương để đề xuất phương án xử lý các bất cập tại các trạm thu giá trên nguyên tắc khả thi về phương án tài chính, đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng, phù hợp với quy định của pháp luật. Tổng cục Đường bộ VN đã lấy ý kiến các địa phương, nhà đầu tư, DN dự án về thực hiện chủ trương trên.

Căn cứ ý kiến các địa phương, nhà đầu tư, Tổng cục Đường bộ VN đã xây dựng phương án xử lý các bất cập tại các trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ, trong đó có nội dung giảm giá chung và giảm giá cho các chủ phương tiện có hộ khẩu thường trú lân cận trạm thu giá. Căn cứ báo cáo của Tổng cục Đường bộ VN, Bộ GTVT đã chấp thuận phương án giảm giá.

Hài hòa lợi ích Nhà nước, người dân và doanh nghiệp

-Vậy đến nay, tình hình thực hiện giảm giá vé các Trạm thu giá BOT đang được thực hiện như thế nào?

Đối với giảm giá chung vẫn phải đảm bảo nguyên tắc đảm bảo tính khả thi về phương án tài chính của dự án; Giá phí trên cùng tuyến đường phải có mức tương đồng. Đối với việc giảm giá cho các chủ phương tiện có hộ khẩu thường trú lân cận trạm thu giá vẫn theo nguyên tắc đảm bảo tính khả thi về phương án tài chính của dự án.

Phương án giảm giá là xem xét, điều chỉnh giá dịch vụ sử dụng đường bộ đối với các dự án có thời gian thu còn lại theo hợp đồng dự án từ 3 năm trở lên. Phạm vi giảm giá đối với các phương tiện có bán kính 5km xung quanh trạm. Các dự án có tính chất đặc biệt thì xem xét bán kính đến 10km quanh trạm.

Các trạm có tính chất đặc thù như: Thu phí tuyến tránh, thu hỗ trợ các tuyến cao tốc, thu phí hoàn vốn cho cả quốc lộ và cao tốc song hành tùy theo điều kiện cụ thể của từng trạm, phạm vi giảm giá đối với các phương tiện có bán kính không quá 10km quanh trạm. Đối với các trạm trong phạm vi dự án tỷ lệ giảm giá 100% các loại xe buýt, giảm 50% các loại phương tiện không sử dụng để kinh doanh, các loại phương tiện khác giảm từ 10-40%. Đối với các trạm có tính chất đặc thù, giảm 100% các loại xe buýt, các loại phương tiện không sử dụng để kinh doanh và giảm từ 20-60% các loại phương tiện khác.

Trong tổng số 54 dự án đang vận hành khai thác, tính đến thời điểm hiện tại, Tổng cục Đường bộ VN đã tổ chức đàm phán với nhà đầu tư, DN dự án và địa phương về giảm giá vé đối với 39 dự án, trong đó 38 dự án đã thống nhất giảm giá dịch vụ sử dụng đường bộ đối với các chủ phương tiện có hộ khẩu thường trú lân cận trạm thu giá (11 dự án đã được Bộ GTVT chấp thuận giảm, 27 dự án đã thống nhất về nguyên tắc và báo cáo Bộ GTVT xem xét).

13 dự án không tổ chức đàm phán là các dự án có phương án tài chính không khả thi, dự án có mức giá thấp, thời gian thu còn lại ngắn; 2 dự án đang sắp xếp lịch đàm phán. 22/54 dự án đã thống nhất giảm giá đối với tất cả các loại vé, trong đó 3 dự án đã được Bộ GTVT chấp thuận giảm, 19 dự án đã thống nhất về nguyên tắc và báo cáo Bộ GTVT xem xét.

-Việc thống nhất phương án giảm giá của Bộ khác gì với việc giảm giá lẻ từng trạm trước đây Tổng cục Đường bộ VN đề xuất?

Việc giảm giá lần này được thực hiện trên quy mô rộng hơn, đối tượng giảm giá cũng rộng hơn (giảm giá đối với tất cả các loại phương tiện) kết hợp với việc giảm giá cho các chủ phương tiện có hộ khẩu thường trú lân cận trạm thu giá. Mặt khác, việc giảm giá vé vẫn phải đảm bảo khả thi về phương án tài chính của dự án và đảm bảo trên cùng một tuyến đường có mức phí tương đối tương đồng. Vì vậy, trong quá trình giảm giá, Tổng cục Đường bộ VN phải nghiên cứu xem xét đồng bộ tất cả các yếu tố đầu vào của phương án tài chính và điều kiện cụ thể của từng dự án trong mối liên hệ của tất cả các dự án BOT.

Trên cơ sở thống nhất của Bộ GTVT, tới đây Tổng cục Đường bộ VN sẽ thực hiện giảm giá vé dịch vụ sử dụng đường bộ các trạm BOT như thế nào. Chế tài xử lý thế nào đối với các nhà đầu tư BOT, doanh nghiệp dự án không thực hiện giảm giá vé?

Sau khi đạt được thỏa thuận với nhà đầu tư, Tổng cục Đường bộ VN báo cáo Bộ GTVT xem xét chấp thuận để nhà đầu tư tiến hành giảm giá tại các trạm, đồng thời tiến hành ký phụ lục hợp đồng điều chỉnh.

Việc giảm giá chung và giảm giá cho các chủ phương tiện có hộ khẩu thường trú lân cận trạm thu giá là chủ trương của Chính phủ, Bộ GTVT để thực hiện giảm chi phí cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vận tải và xử lý các bất cập tại các trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ.

Việc thực hiện giảm giá phải dựa trên nguyên tắc đồng thuận giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư trên cơ sở các điều khoản của hợp đồng BOT đã được ký kết. Tổng cục Đường bộ VN sẽ tiếp tục phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố và các nhà đầu tư để đi đến thống nhất việc giảm giá tại các trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ.

-Cảm ơn ông!

Theo Trần Duy/Báo Giao Thông

Đọc thêm

Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

Hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh từng bước được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.