TP Hà Tĩnh hướng đến đô thị giảm nhựa, phát triển xanh

(Baohatinh.vn) - Sau 3 năm triển khai hợp phần đô thị giảm nhựa, TP Hà Tĩnh đã hoàn thành 6/8 mục tiêu theo khung kế hoạch hành động đã đề ra.

bqbht_br_5-1190.jpg

Chiều 22/5, UBND thành phố Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tổng kết hành động giảm nhựa theo Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” trên địa bàn.

Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” được phê duyệt theo Quyết định số 1462/QĐ-BTNMT ngày 02 tháng 07 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, do Tổng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam phối hợp Tổ chức Quốc tế bảo tồn thiên nhiên (WWF) thực hiện từ năm 2020 – 2025.

Dự án được triển khai trên 10 khu vực thuộc 9 tỉnh/thành phố, bao gồm: 7 thành phố/quận (huyện): A Lưới, Đà Nẵng, Đồng Hới, Hà Tĩnh, Long An, Rạch Giá, Tuy Hòa và 3 khu bảo tồn biển: Côn Đảo, Cù Lao Chàm, Phú Quốc. Dự án nhằm góp phần giảm thiểu tác động của rác thải nhựa đến hệ sinh thái biển; bảo tồn đa dạng sinh học môi trường biển; nâng cao kiến thức của cộng đồng, xã hội về mối liên quan giữa việc xả thải rác nhựa và hậu quả tiêu cực lên môi trường, sức khỏe; nâng cao năng lực cán bộ trong quản lý, thực hiện các hoạt động liên quan đến quản lý chất thải, rác thải nhựa đại dương.

Dự án có 3 hợp phần: truyền thông và giáo dục; chính sách quản lý và trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) và đô thị giảm nhựa.

bqbht_br_1-771.jpg
Chủ tịch Hội LHPN thành phố Trần Thị Phương: Hội đã tích cực phối hợp với BQL dự án, các cơ quan, đơn vị thực hiện hiệu quả nhiều mô hình, hoạt động; trong đó, tập trung cao nhất cho công tác tuyên truyền thay đổi nhận thức, từ đó thúc đẩy thay đổi hành vi về bảo vệ môi trường, giảm rác thải nhựa.

Tại TP Hà Tĩnh, dự án thực hiện hợp phần đô thị giảm nhựa. Trên cơ sở cam kết với WWF, UBND thành phố đã ban hành kế hoạch số 129/KH – UBND ngày 16/8/2022 về quản lý rác thải nhựa (RTN) trên địa bàn, giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Qua 3 năm thực hiện, nhờ sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, dự án có nhiều kết quả nổi bật.

Hoạt động tuyên truyền về RTN được thực hiện đa dạng, nhiều hình thức và thông qua nhiều nhóm đối tượng. Thành phố cũng xây dựng 12 hoạt động, mô hình quản lý, giám RTN, điển hình như: xóa điểm nóng môi trường tại chợ Đỏ (phường Đồng Môn); xây dựng mô hình trường học không RTN, 50 trường học xây dựng nội quy quản lý chất thải rắn sinh hoạt; triển khai 60 mô hình phân loại rác tại hộ gia đình; mô hình phân loại, thu hồi vật liệu tái chế; thu gom, xử lý bao bì thuốc BVTV…

bqbht_br_4-7690.jpg
Ông Nguyễn Tiến Hùng - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & Môi trường phát biểu tại hội nghị.
bqbht_br_7.jpg
Bà Nguyễn Thu Trang - Quản lý dự án hợp phần đô thị giảm nhựa (WWF): Cảm ơn sự phối hợp với UBND thành phố trong việc phối hợp với WWF thực hiện dự án có hiệu quả. Mong muốn thời gian tới, các hoạt động, mô hình về giảm RTN ở thành phố sẽ tiếp tục được nhân rộng để phát huy sâu rộng hơn hiệu quả dự án.

Đến nay, TP Hà Tĩnh đã hoàn thành 6/8 mục tiêu theo khung kế hoạch hành động đã đề ra, 2 mục tiêu còn lại là: giảm 50% RTN chưa được quản lý có nguy cơ thất thoát ra biển; 90% các chủ nguồn thải thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn khả năng sẽ hoàn thành trong năm 2025.

Thời gian tới, TP Hà Tĩnh sẽ phối hợp với BQL dự án thực hiện hoàn thành các mục tiêu còn lại theo kế hoạch; tiếp tục tuyên truyền, thực hiện về cam kết 100% cơ quan, đơn vị trên địa bàn không sử dụng sản phẩm nhựa dùng 1 lần; tuyên truyền, phấn đấu 100% các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, chợ dân sinh, cơ sở kinh doanh ăn uống không lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa dùng 1 lần, bao bì nhựa khó phân hủy; thí điểm thực hiện triển khai việc học sinh bọc sách vở bằng các loại giấy, bìa không làm từ chất liệu nhựa; duy trì xóa các điểm “nóng” rác thải; nhân rộng các mô hình quản lý RTN, ứng dụng số hóa dữ liệu, phần mềm quản lý rác thải sinh hoạt…

Chủ đề Đô thị văn minh

Chủ đề Đô thị loại II

Đọc thêm

Đột phá tư duy, kiến tạo nền tảng phát triển bền vững

Đột phá tư duy, kiến tạo nền tảng phát triển bền vững

Hà Tĩnh đang tập trung phát huy nội lực, mở rộng kết nối, hợp tác để nâng cao năng lực cạnh tranh và thích ứng linh hoạt. Trên tinh thần đó, một số chuyên gia đã gợi mở những giải pháp góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển toàn diện và bền vững của tỉnh.
Việt - Lào: Hữu nghị thủy chung, đồng hành vươn ra biển lớn

Việt - Lào: Hữu nghị thủy chung, đồng hành vươn ra biển lớn

Gần 30 năm trên hành trình xây dựng và phát triển, Công ty CP Cảng quốc tế Lào - Việt luôn đồng hành cùng cả nước đánh thức, khơi dậy tiềm năng kinh tế biển Việt Nam. Đây là minh chứng rõ nét cho tình hữu nghị, là động lực phát triển của 2 nước Việt - Lào.
Tàu 4 vạn tấn "mở hàng" cầu cảng số 3 Vũng Áng

Tàu 4 vạn tấn "mở hàng" cầu cảng số 3 Vũng Áng

Tàu có trọng tải 40.000 tấn vào cảng số 3 Vũng Áng (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) để nhận hàng Kali của doanh nghiệp Lào xuất khẩu đi Nhật Bản. Các thành viên thủy thủ đoàn hài lòng vì cầu cảng đáp ứng các thông số kỹ thuật đề ra.
Nâng cao năng lực hoạt động của cảng quốc tế Lào - Việt Nam

Nâng cao năng lực hoạt động của Cảng quốc tế Lào - Việt

Với nhiều lợi thế về cảng biển nước sâu, hệ thống hạ tầng giao thông kết nối và việc đầu tư đồng bộ thiết bị xếp dỡ hàng hóa, các bến cảng của Công ty CP Cảng quốc tế Lào - Việt luôn sôi động, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.