Nông dân Cẩm Xuyên trồng loại cây quen thuộc, thu cả trăm triệu đồng/năm

(Baohatinh.vn) - Xã Cẩm Thịnh (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã thành lập tổ hợp tác trồng sả để phát triển cây trồng truyền thống thành chủ lực, hướng tới chế biến sâu thành sản phẩm OCOP.

bqbht_br_5900.jpg
Trong khu vườn rộng gần 0,5 ha, chị Hà Thị Vinh (thôn Sơn Nam, xã Cẩm Thịnh) đang tất bật xới đất, vun luống trồng cây sả tía.
bqbht_br_5867.jpg
Để hỗ trợ chị Vinh, các thành viên trong Tổ hợp tác trồng sả thôn Sơn Nam, xã Cẩm Thịnh cắt cử thành viên cùng tham gia sản xuất.
Chị Hà Thị Vinh - thành viên tổ hợp tác chia sẻ: "Cây sả bén rễ trong vườn hộ của gia đình đã nhiều năm nay nhưng chủ yếu là trồng tự phát. Tuy nhiên, từ đầu năm lại nay, khi chính quyền địa phương thành lập tổ hợp tác thì gia đình tôi cũng đầu tư sản xuất quy mô hơn. Hiện nay, trong vườn nhà có 4 sào sả đã cho thu hoạch. Tôi đang tiếp tục mở rộng diện tích, trồng thêm 3 sào".
Chị Hà Thị Vinh - thành viên tổ hợp tác chia sẻ: "Cây sả bén rễ trong vườn hộ của gia đình đã nhiều năm nay nhưng chủ yếu là trồng tự phát. Tuy nhiên, từ đầu năm lại nay, khi chính quyền địa phương thành lập tổ hợp tác thì gia đình tôi cũng đầu tư sản xuất quy mô hơn. Hiện nay, trong vườn nhà có 4 sào sả đã cho thu hoạch. Tôi đang tiếp tục mở rộng diện tích, trồng thêm 3 sào".
bqbht_br_5946.jpg
Cũng có gần 10 năm trồng cây sả, hiện nay, gia đình chị Nguyễn Thị Mến (thôn Sơn Nam, xã Cẩm Thịnh) đang phủ xanh khu vườn của gia đình bằng cây trồng truyền thống này. "Bình quân mỗi sào, cây sả cho thu nhập khoảng 25 - 30 triệu đồng/năm. Gia đình tôi sở hữu 7 sào sả, mỗi năm thu nhập khoảng 200 triệu đồng. So với trồng keo hay trồng các loại rau màu khác thì cây sả cho hiệu quả kinh tế gấp 3 - 4 lần. Dự kiến thời gian tới, tôi sẽ trồng thêm 2 sào cây sả". - chị Mến phấn khởi cho biết.
bqbht_br_5916.jpg
Theo người dân địa phương, cây sả dễ trồng, dễ chăm sóc. Loài cây này đặc biệt phù hợp với thổ nhưỡng vùng đất cao cạn, thiếu nước. Ở những vùng đất càng khô hạn, cây sả càng cho nhiều tinh dầu khi chế biến.
bqbht_br_5952.jpg
bqbht_br_5980.jpg
Hiện nay, lá sả được người dân thu hoạch bán cho các cơ sở sản xuất, chế biến tinh dầu với giá bán từ 20.000 - 30.000 đồng/yến. Còn thân cây sả được thu hoạch bán cho các chợ đầu mối trên địa bàn Hà Tĩnh với giá từ 25.000 - 30.000 đồng/kg.
bqbht_br_5925.jpg
Nhu cầu sả trên thị trường lớn nên hiện nay, người dân thôn Sơn Nam, xã Cẩm Thịnh sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó.
bqbht_br_5976.jpg
Chị Nguyễn Thị Tâm - Tổ trưởng Tổ hợp tác trồng sả thôn Sơn Nam cho biết: "Tháng 3/2025, tổ hợp tác chính thức thành lập với 30 thành viên. Sau 2 tháng vận hành, tổ hợp tác kết nạp thêm 8 thành viên. Hiện nay, vùng trồng sả thôn Sơn Nam có diện tích 20 ha. Mục tiêu của địa phương là tiếp tục mở rộng diện tích trồng sả trong vườn hộ, nhất là trồng ở những vườn hoang hóa".
bqbht_br_6003.jpg
Không chỉ tập trung mở rộng sản xuất, hiện nay, nhiều hộ dân ở thôn Sơn Nam cũng đã đầu tư máy móc để nâng cao hiệu quả lao động. "Gia đình trồng hơn 10 sào sả, một mình tôi vừa chăm sóc, vừa thu hoạch. Nếu như không có máy xới cỏ, máy đánh luống thì quá trình chăm sóc sẽ hết sức vất vả. Hiện nay, nhờ gia nhập tổ hợp tác, tôi không chỉ được bao tiêu sản phẩm, không phải lo lắng tìm đầu ra mà còn được các thành viên trong tổ hỗ trợ các khâu sản xuất, thu hoạch nên công việc được triển khai nhịp nhàng, hiệu quả hơn" - chị Hà Thị Phượng cho hay.
bqbht_br_5898.jpg
Để xây dựng vùng nguyên liệu nhằm chế biến sâu sản phẩm OCOP vào năm 2026, hiện nay, Tổ hợp tác trồng sả thôn Sơn Nam, xã Cẩm Thịnh đang tích cực mở rộng diện tích. Theo đó, trong những vườn hộ bỏ hoang, Hội LHPN xã đã huy động hội viên tham gia sản xuất. Tổ hợp tác phấn đấu đạt quy mô trồng tập trung khoảng 50 ha vào năm 2026 để đầu tư chế biến chuyên sâu, xây dựng các sản phẩm OCOP như: tinh dầu sả, tinh bột sả sấy lạnh.

Sả là cây trồng truyền thống, rất thích hợp với vùng đất cao cạn, hạn hán ở xã Cẩm Thịnh. Trong lộ trình phát triển kinh tế, địa phương phấn đấu xây dựng vùng sản xuất sả quy mô lớn ở thôn Sơn Nam và các thôn phụ cận để từ đó đáp ứng đủ nguyên liệu chế biến sản phẩm OCOP.

Hiện nay, UBND xã Cẩm Thịnh đã thành lập Tổ hợp tác trồng sả thôn Sơn Nam và giao cho Hội LHPN làm chủ nhằm tập hợp các hội viên phụ nữ để cùng chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, nâng cao chất lượng và sản lượng, giúp nhau tiêu thụ sản phẩm. Thời gian tới, địa phương sẽ giao cho tổ hợp tác đầu tư máy móc nhằm phục vụ chế biến sâu các sản phẩm từ cây sả, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho địa phương.

Chị Hà Thị Nhuần - Chủ tịch Hội LHPN xã Cẩm Thịnh

Video: Vùng sản xuất sả tập trung ở thôn Sơn Nam

Chủ đề Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

Đọc thêm

Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Những ngày này, nông dân xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang vào mùa thu hoạch dưa các loại. Không khí thu hoạch trên các cánh đồng dưa luôn rộn ràng, tấp nập báo hiệu mùa bội thu.
Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Tập trung khơi thông dòng chảy, tiêu thoát nước khỏi ruộng, buộc những diện tích bị đổ ngã… là những giải pháp mà nông dân Hà Tĩnh đang nỗ lực triển khai, với hy vọng giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về năng suất cuối vụ.
Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.