Du lịch Việt Nam sẽ thiết lập kỷ lục mới

Nếu giữ được mức tăng trưởng ở mức 2 con số như hiện nay, Du lịch Việt Nam hoàn toàn có thể đón được 5 triệu lượt khách năm 2010. Mặc dù đang dần ổn định để phát triển, ngành Du lịch vẫn đang đứng trước những thách thức cố hữu.

Xúc tiến ở thị trường nào, thắng lớn ở thị trường ấy

10 tháng đầu năm 2010, lượng khách quốc tế đến du lịch ở Việt Nam đạt được mức tăng cao tới mức nhiều quốc gia phải mơ ước và thuộc nhóm tăng cao nhất thế giới, tăng 39% (trong khi mức tăng trung bình của du lịch thế giới chưa bao giờ đạt 2 con số). Nếu đón được 5 triệu lượt khách trong năm nay thì đây là kỷ lục mới, bước tiến cực kỳ quan trọng của Du lịch Việt Nam. Điều này cũng cho thấy, điểm đến Việt Nam vẫn được dư luận thế giới đánh giá là an toàn, thân thiện, độc đáo, hấp dẫn.

Du khách tham quan Hà Nội
Du khách tham quan Hà Nội

Phải khẳng định, kết quả này đạt được phần lớn là do năm nay, Tổng cục Du lịch (TCDL) và Bộ VHTTDL đã tổ chức rất thành công các cuộc xúc tiến điểm đến (roadshow), giới thiệu du lịch, văn hóa Việt Nam ở nước ngoài; tổ chức Những ngày Việt Nam ở nước ngoài; tham gia các hội chợ, triển lãm du lịch quốc tế, đăng cai các hội nghị du lịch lớn; tổ chức tốt các sự kiện du lịch, văn hóa trong nước; triển khai thành công chương trình kích cầu “Việt Nam- điểm đến của bạn”, phát sóng kênh truyền hình cáp về du lịch...

Ở các thị trường gửi khách đến Việt Nam nhiều nhất, có 13 thị trường đạt trên 100.000 lượt khách/năm như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan (TQ), Australia, Pháp, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Singapore, Anh, Đức.

Trong số này có khoảng 8 thị trường có thể đạt 200.000 khách gửi đến Việt Nam năm 2010. Những dấu hiệu tích cực từ việc tăng trưởng rất cao ở các thị trường khu vực Đông Bắc Á, ASEAN, Tây Âu, Trung Quốc, Australia, Mỹ cho thấy hiệu quả rõ rệt ở các chiến dịch xúc tiến, quảng bá đúng hướng (tập trung vào thị trường trọng điểm, thị trường gần), có trọng tâm, bài bản và dần chuyên nghiệp của Du lịch Việt Nam.

2 tháng cuối năm 2010, TCDL sẽ tiếp tục tổ chức roadshow, famtrip đến các thị trường Đài Loan (TQ), Malaysia, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Lào... để quảng bá du lịch, văn hóa Việt Nam, khảo sát nối tour, tuyến các nước trong khu vực ASEAN, Đông Dương.

Trong các cuộc xúc tiến quảng bá, khảo sát này, đại diện của các quan chức ngành Du lịch và doanh nghiệp du lịch của Việt Nam cũng sẽ làm việc với cơ quan du lịch các nước bạn bàn cụ thể về việc hợp tác du lịch song phương và trong khu vực.

Hiện nay, Malaysia đang là một quốc gia nổi bật nhất trong khu vực Đông Nam Á về việc làm du lịch. Năm 2010, dự kiến Malaysia đón 23 triệu lượt khách quốc tế, trong đó hơn 50% là khách nội khối. Thời gian tới, Malaysia cũng là tâm điểm thu hút khách của Du lịch Việt Nam. Ngành du lịch cũng sẽ tổ chức các chiến dịch quảng bá rộng rãi trong khu vực, nhất là ở thị trường Malaysia.

Vào dịp cuối năm TCDL có thể sẽ tổ chức Hội thảo quốc gia nhằm đánh giá công tác xúc tiến, quảng bá du lịch để đánh giá một cách toàn diện công tác này thời gian qua và các giải pháp quảng bá hiệu quả thời gian tới.

Dự kiến đón vị khách quốc tế thứ 5 triệu đến Việt Nam trong tháng 12

Tổng cục Du lịch (TCDL) dự kiến tổ chức lễ đón các vị khách du lịch quốc tế thứ 5.000.000, 4.999.999 và 5.000.001 vào cuối tháng 12.2010, tại sân bay Nội Bài (Hà Nội).

Theo tính toán của TCDL, từ đầu năm đến nay, lượng khách quốc tế đến Việt Nam hằng tháng đạt trung bình 420.000 lượt người, vượt xa so với những năm trước. Đây cũng là năm đầu tiên trong 20 năm qua có lượng khách đến hằng tháng cao nhất. Sự tăng trưởng đều và nhanh này đã đảm bảo cho việc vượt kế hoạch đón khách quốc tế của ngành trong năm 2010 và có thể đón vị khách quốc tế thứ 5 triệu vào trung tuần tháng 12.2010. Nếu có sự khó khăn nào đó thì vị khách quốc tế thứ 5 triệu cũng sẽ đến vào khoảng cuối tháng 12.2010 là cùng.

Việc đón vị khách thứ 5 triệu là sự kiện quan trọng của Bộ VHTTDL, đánh dấu một mốc phát triển mới và khẳng định vị thế của ngành Du lịch đối với nền kinh tế quốc dân.

Vẫn thiếu người làm du lịch chuyên nghiệp

Mặc dù có gần 1 triệu người hoạt động trong lĩnh vực du lịch và nhiều triệu người hưởng lợi từ du lịch nhưng những người làm du lịch chuyên nghiệp, tâm huyết, hiểu biết về nghề và trụ vững thì lại quá ít.

Hiện tại, ngành Du lịch đang thiếu chuyên gia đầu ngành, thiếu nguồn nhân lực chuyên nghiệp, số lao động được đào tạo đại học và sau đại học trong ngành chỉ chiếm 3%, khoảng 30% lực lượng lao động trong ngành du lịch chưa tốt nghiệp trung học phổ thông, hướng dẫn viên thiếu trầm trọng, 45% hướng dẫn viên không thông thạo tiếng Anh, lực lượng quản lý tinh thông trong ngành càng thiếu...

Nhân lực yếu cộng với các tồn tại cố hữu khác như kết cấu hạ tầng không đồng bộ, năng lực cạnh tranh hạn chế, quảng bá xúc tiến chưa chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ chưa cao, sản phẩm du lịch nghèo nàn, môi trường suy kiệt... khiến du lịch gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển có chất lượng cao.

Lãnh đạo TCDL cũng đã thẳng thắn thừa nhận những hạn chế của ngành dẫn đến những kết quả thực hiện chưa cao; một số nhiệm vụ của Chương trình hành động quốc gia và Xúc tiến du lịch triển khai chậm; báo cáo từ các địa phương gửi về TCDL chưa đầy đủ, kịp thời; việc quản lý giá cả dịch vụ du lịch tại một số địa bàn trọng điểm về du lịch trong thời kỳ cao điểm chưa được kiểm soát; hoạt động lữ hành có diễn biến phức tạp, không lành mạnh trong cạnh tranh...

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh nhiều lần về vấn đề bổ nhiệm cán bộ có trình độ, chuyên môn cao, tâm huyết với nghề, có nhiều kinh nghiệm vào đội ngũ lãnh đạo TCDL và các đơn vị trực thuộc của TCDL. Quan trọng hơn nữa là việc đào tạo đội ngũ làm du lịch trẻ, ngoại ngữ tốt, chuyên môn cao, tay nghề vững, có trình độ đại học, sau đại học, đào tạo nghề du lịch theo nhu cầu thị trường...

Bộ trưởng cũng đánh giá cao sự ổn định dần dần của TCDL thời gian vừa qua và sự phát triển vượt bậc của ngành Du lịch trong hoàn cảnh rất khó khăn của nền kinh tế. Bộ trưởng đồng ý với TCDL về việc thành lập Hội đồng Tư vấn du lịch, việc phân cấp trách nhiệm và quyền hạn nhiều hơn cho TCDL...

Theo Baovanhoa.vn

Đọc thêm

Lung linh ví, giặm

Lung linh ví, giặm

Theo dòng chảy văn hóa xứ Nghệ, mặc bao biến thiên của lịch sử và xã hội, câu hát ví, giặm từ ngàn xưa vẫn vang vọng, thiết tha, mặn nồng, tạo nên sức sống mới trên dải đất núi Hồng - sông Lam.
Thành Sen bình yên ngày mùng 1 Tết

Thành Sen bình yên ngày mùng 1 Tết

Đường phố trung tâm tỉnh lỵ Hà Tĩnh sáng mùng 1 Tết tĩnh lặng, bình yên tạo một bầu không khí khoan khoái, tin tưởng vào những điều tốt đẹp trong năm mới.
Mãn nhãn màn pháo hoa đêm Giao thừa ở Hà Tĩnh

Mãn nhãn màn pháo hoa đêm Giao thừa ở Hà Tĩnh

Trong thời khắc thiêng liêng chuyển giao năm cũ với năm mới, màn pháo hoa rực sáng trên bầu trời Hà Tĩnh thể hiện niềm tin, khát vọng về một năm mới thịnh vượng và phát triển.
Năm Tỵ nói chuyện rắn

Năm Tỵ nói chuyện rắn

Trong các nền văn hóa trên thế giới, hình tượng con rắn thể hiện những hình ảnh khác nhau: thần hiền, thần ác, điều tốt, điều xấu, sự hủy diệt, tái sinh... Nhân dịp xuân Ất Tỵ, Báo Hà Tĩnh giới thiệu đến độc giả một số mẩu chuyện đặc sắc về con vật này.
Podcast truyện ngắn: Những trái cau non

Podcast truyện ngắn: Những trái cau non

Bà Mùi lén lau mắt, nhìn ra đường, người người đang hối hả về nhà. Trong nhà, ông Thời đã châm lên cây hương trầm cỡ đại, mùi thơm dâng lên ấm cả khoảnh sân rộng mênh mông, ấm lan cả ba trái cau non nhà bà...
Bài chòi Trung Bộ: Câu hò xứ Quảng

Bài chòi Trung Bộ: Câu hò xứ Quảng

Tiết mục "Câu hò xứ Quảng" là loại hình hò khoan đối đáp, dân ca Quảng Nam do Thu Mây biên tập và sáng tác lời mới, dựa trên làn điệu dân ca cổ. Biên đạo: Như Hà. Đoàn ca kịch Quảng Nam biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Đặc sắc mâm cỗ tết của các dân tộc

Đặc sắc mâm cỗ tết của các dân tộc

Mỗi dịp Tết đến, xuân về, đồng bào các dân tộc ở Việt Nam lại rộn ràng chuẩn bị mâm cỗ Tết. Báo Hà Tĩnh giới thiệu đến độc giả một số mâm cỗ đặc sắc của các dân tộc trên cả nước.
Podcast truyện ngắn: Cánh đồng mùa xuân

Podcast truyện ngắn: Cánh đồng mùa xuân

Anh thấy lòng rộng mở. Mọi ngại ngần đột nhiên biến mất. Trên cánh đồng làng mùa xuân, bó hoa trên tay Tín báo hiệu cho anh một cơ hội mới đã lại bắt đầu…!
Hát xoan Phú Thọ: Bỏ bộ

Hát xoan Phú Thọ: Bỏ bộ

Tiết mục hát xoan Phú Thọ "Bỏ bộ" do các nghệ nhân dân gian phường Xoan An Khái, Kim Đức, Phú Thọ biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Podcas tản văn: Xuân quê hương

Podcas tản văn: Xuân quê hương

Đã bao mùa xuân trôi qua nơi đất khách, nay trở về quê nhà, tôi như thấy mình lạc bước vào một thước phim cũ, nơi mà từng khung hình đều nhuốm màu ký ức...
Hát xoan Phú Thọ: Trống quân đón đào

Hát xoan Phú Thọ: Trống quân đón đào

Tiết mục hát xoan Phú Thọ "Trống quân đón đào" do các nghệ nhân dân gian phường Xoan An Khái, Kim Đức, Phú Thọ biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
"Anh hùng xạ điêu: Hiệp chi đại giả" lập kỷ lục

"Anh hùng xạ điêu: Hiệp chi đại giả" lập kỷ lục

Mặc dù bị chê lạm dụng kỹ xảo và diễn viên chính không hợp vai, "Anh hùng xạ điêu: Hiệp chi đại giả" vẫn lập kỷ lục là tác phẩm nội địa có doanh thu đặt trước cao nhất điện ảnh Trung Quốc.
Mùa vui nay đã về

Mùa vui nay đã về

Còn gì đẹp hơn trong khung cảnh mùa xuân ấm áp, thanh bình, lứa đôi hò hẹn. Còn gì hạnh phúc hơn khi xuân về, nhà nhà đoàn viên trong một đất nước hòa bình, ấm no. Mùa vui nay đã về...
Podcast truyện ngắn: Chiều đông

Podcast truyện ngắn: Chiều đông

Trái tim bà Tuyết bỗng rộn ràng, cái giá lạnh của mùa đông dường như tan biến. Bà cứ thế ôm lấy đứa trẻ, chạy thật nhanh qua con đường, băng qua bóng tối và giá lạnh. Bà Tuyết tin rằng, trước mắt mình chắc chắn là ánh sáng.