Cung đàn mới Thiên Cầm

(Baohatinh.vn) - Nổi danh là một vùng non nước hữu tình với những huyền tích về văn hóa, những câu chuyện lịch sử, Thiên Cầm (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đang phát huy các tiềm năng để thu hút du khách.

Cung đàn mới Thiên Cầm

Vẻ đẹp tự nhiên cùng những truyền thuyết đã làm nên nét độc đáo của Khu du lịch Thiên Cầm. Ảnh: Thanh Hải

Đến Thiên Cầm khi ánh chiều vừa buông, biển dịu dàng, nắng mơn man từng con sóng nhỏ. Xa xa, những con thuyền nhỏ nhấp nhô theo từng đợt sóng. Tiếng gió biển du dương như những bản nhạc giữa đất trời, gợi cho tôi nhớ những huyền thoại xa xưa.

Tương truyền, Vua Hùng Vương thứ XIII trong một lần đi tuần thú phương Nam có ghé qua một vùng biển non nước hữu tình. Cảnh trí hoang sơ, đẹp đẽ đã khiến vua hạ lệnh dựng trại để nghỉ chân. Đêm đến, tiếng gió, tiếng sóng, tiếng lá thông reo dội vào vách núi tạo thành một bản nhạc du dương, nhà vua ngỡ có vị tiên hạ phàm đang gảy đàn quanh đây. Khi trèo lên đỉnh núi cao nhất, nhìn xuống chân núi, thấy bãi biển có dáng hình một chiếc đàn tì bà, nhà vua ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của cảnh sắc nơi đây và liền đặt tên cho vùng biển này là Thiên Cầm - có nghĩa là “đàn trời”.

Cung đàn mới Thiên Cầm

Ảnh: Thanh Hải

Lại có truyền thuyết kể rằng, nơi đây chính là dấu tích bi thương đánh dấu sự sụp đổ của một triều đại. Vào năm 1407, giặc Minh sang xâm lược nước ta. Với thế mạnh của giặc, quân Hồ đại bại, cha con Hồ Quý Ly tháo chạy về vùng biển này và bị bắt giữ. Vùng biển này được đặt tên là Thiên Cầm - có ý nghĩa là “trời giữ”.

Bởi những huyền tích đó, mà trong dân gian còn lưu truyền những câu thơ: “Đàn trời văng vẳng khắp đâu đây/…Trời nước một màu thật đắm say”; “Bởi người mưu sự trời không thuận/…Thiên Cầm ai oán nghẹn ngào dây”.

Cung đàn mới Thiên Cầm

Bãi tắm biển Thiên Cầm. Ảnh: Hương Thành

Dù với ý nghĩa nào thì tên gọi Thiên Cầm vẫn mang nét đẹp quyến rũ của một vùng biển vừa có vẻ đẹp hùng vĩ từ núi rừng tĩnh lặng, lại có nét thơ mộng từ sóng biển mênh mông. Với hình cánh cung, bãi biển Thiên Cầm có tới 3 bãi tắm nằm tựa lưng vào chân núi, trong đó, bãi chính dài 3 km. Dưới chân núi là chùa Yên Lạc, trên núi có chùa Cầm Sơn - những chốn tâm linh, thanh tịnh du khách có thể tìm về; ngoài khơi xa là Hòn Én, Hòn Bớc với những bãi đá hoang sơ, kỳ thú.

Cung đàn mới Thiên Cầm

Chùa Cầm Sơn. Ảnh: Kiều Minh

Đến với Thiên Cầm, du khách sẽ được đắm mình trong làn nước trong xanh như ngọc, hít thở không khí trong lành; được trải nghiệm đi chợ cá Cồn Gò cùng người dân địa phương, thưởng thức những món ăn đặc sản của miền biển như: mực một nắng, các loại hải sản phong phú...

Cung đàn mới Thiên Cầm

Đặc sản mực một nắng Cẩm Nhượng. Ảnh: Hương Thành

Không chỉ có cảnh sắc núi non hùng vỹ, đặc sản ngon nức tiếng, Thiên Cầm còn để lại trong lòng du khách những nét văn hóa độc đáo của người miền biển được lưu truyền qua nhiều thế hệ như điệu hò chèo cạn, tín ngưỡng thờ cúng cá Voi (hay còn gọi là Đức Ngư Ông).

Cung đàn mới Thiên Cầm

Lễ hội cầu ngư, chèo cạn ở Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) là một trong những nét văn hóa độc đáo được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Ảnh tư liệu của Hương Thành.

Lễ hội cầu ngư (video tư liệu của Hương Thành).

Theo nghệ nhân ưu tú Hoàng Bá Ngọc (tổ dân phố Tây Long - thị trấn Thiên Cầm), hò chèo cạn thường được ngư dân làng Nhượng Bạn (xã Cẩm Nhượng) diễn xướng vào lễ Cầu ngư, ngày kỵ của Đức Ngư Ông. Lễ hội Cầu ngư để tưởng nhớ công đức của người xưa, vừa thể hiện lòng mong ước quốc thái, dân an, trời yên biển lặng, ngư dân đi biển được mùa, bội thu...

Cung đàn mới Thiên Cầm

Chợ cá Cồn Gò. Ảnh: Hương Thành

Hải sản chợ cá Cồn Gò. Video: PV

“Dù là tập tục của người dân làng Nhượng Bạn nhưng lễ Cầu ngư, hò chèo cạn dường như đã trở thành nét văn hóa quen thuộc của người dân vùng biển xứ này. Cùng với dân ca ví, giặm, hò chèo cạn thường được biểu diễn trong các dịp lễ hội, sự kiện khai trương du lịch biển, phục vụ du khách khi về với Thiên Cầm” - Nghệ nhân ưu tú Hoàng Bá Ngọc cho biết.

Cung đàn mới Thiên Cầm

Bình minh trên biển Thiên Cầm. Ảnh: Đồng Anh

Núi non hùng vỹ, biển trời tươi đẹp, văn hóa và con người độc đáo, Thiên Cầm có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch biển. Năm 2009, UBND tỉnh phê duyệt Đồ án Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Thiên Cầm tỷ lệ 1/5000. Theo quy hoạch, khu du lịch có tổng diện tích 1.557 ha, trải rộng trên địa bàn 4 xã, thị trấn: Cẩm Dương, Cẩm Nhượng, Cẩm Lĩnh và thị trấn Thiên Cầm.

Cung đàn mới Thiên Cầm

Thiên Cầm đang trở lại với những tín hiệu khởi sắc khi mùa du lịch 2022 bắt đầu. Ảnh: Đồng Anh

Ông Võ Tá Nhân - Chủ tịch UBND thị trấn Thiên Cầm cho biết: “Để thực hiện đồ án, tỉnh đã từng bước đầu tư hạ tầng, kết nối giao thông khu du lịch với tuyến đường ven biển Xuân Hội - Thạch Khê - Vũng Áng; nâng cấp kè biển Thiên Cầm - Cẩm Nhượng; xây dựng một số tuyến đường trong khu du lịch... Hiện nay, một số dự án đang được khảo sát, khởi công như: nâng cấp, mở rộng tuyến đường nối thị trấn Cẩm Xuyên - thị trấn Thiên Cầm; xây dựng hạ tầng đồng bộ khu du lịch; dự án khu đô thị dịch vụ biển; dự án thương mại và dịch vụ Nam Thiên Cầm; hạ tầng cụm công nghiệp, cảng cá Cẩm Nhượng”.

Cung đàn mới Thiên Cầm

Cầu Cửa Nhượng. Ảnh: Thanh Hải

Sau nhiều mùa hè “ngủ yên” vì dịch bệnh, Thiên Cầm đang trở lại với những tín hiệu khởi sắc khi mùa du lịch 2022 bắt đầu. Chỉ tính riêng trong kỳ nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương, Khu du lịch biển Thiên Cầm đã đón khoảng 10.000 lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.

Để chuẩn bị cho lễ khai trương du lịch biển dịp 30/4 - 1/5 sắp tới, chính quyền và người dân địa phương đã lên kế hoạch chi tiết các chương trình: đêm gala “Hà Tĩnh - âm vang biển”, liên hoan dân ca ví, giặm, giải bóng chuyền bãi biển nữ, lễ hội đua thuyền, lễ cầu ngư kết hợp đón nhận bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, lễ hội ẩm thực...

Cung đàn mới Thiên Cầm

Ảnh: Kiều Minh

Cung đàn mới Thiên Cầm

Các công trình đang được đầu tư xây dựng ở Khu du lịch Thiên Cầm. Ảnh: Kiều Minh

Biển Thiên Cầm vẫn vi vút, du dương những khúc hát từ ngàn xưa. Với những dự án đã và đang được triển khai, trong tương lai hứa hẹn một Thiên Cầm mới - một “cung đàn mới” tương xứng với tiềm năng đất trời đã ban tặng.

Chủ đề Du lịch Hà Tĩnh

Đọc thêm

Ảnh du lịch đẹp nhất 2024 lần đầu công bố

Ảnh du lịch đẹp nhất 2024 lần đầu công bố

The Independent Photographer công bố những tác phẩm lọt vào vòng chung kết Giải Thưởng Nhiếp Ảnh Du Lịch 2024. Các góc chụp khai thác tốt đề tài con người và mối quan hệ với tự nhiên.
Truyện ngắn: Thương câu ca cổ

Truyện ngắn: Thương câu ca cổ

Hân đẹp, cái đẹp của gái một con, mặn mà, nẩy nở. Đôi mắt lấp lánh, hàng mi cong, đặc biệt là nụ cười tươi duyên, làm biết bao gã đàn ông mê đắm...
Tản văn: Gõ nhẹ cánh cửa mùa...

Tản văn: Gõ nhẹ cánh cửa mùa...

Khi tôi khẽ đẩy cánh cửa, trong một sớm mai để đón chào một ngày mới, hơi lạnh nhẹ len theo màn sương mờ đục phả vào không gian cảm giác se sẽ...
Thành bại của 'Tấm Cám'

Thành bại của 'Tấm Cám'

Nhờ vào thương hiệu đã quá nổi tiếng, những bản chuyển thể/phóng tác của "Tấm Cám" phần lớn đều được đón nhận. Song, nội dung các tác phẩm trên vẫn còn gây tranh luận.
Những vần thơ day dứt sau thiên tai ở miền Bắc

Những vần thơ day dứt sau thiên tai ở miền Bắc

Bão số 3, lũ quét, sạt lở đã gây ra nhiều nỗi đau trên một số tỉnh thành miền Bắc. Cảm tác trước nỗi đau của đồng bào, nhiều tác giả ở Hà Tĩnh đã viết những bài thơ đầy xúc động...
Ký ức đêm hội trăng rằm

Ký ức đêm hội trăng rằm

Với trẻ em Việt Nam nói chung, Hà Tĩnh nói riêng, tết Trung thu luôn là một thế giới rực rỡ, thần tiên. Ký ức mỗi mùa trăng đã nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta lớn lên cùng năm tháng.
Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Những mùa Trung thu, tôi luôn nhận được quà của bà Chuột Bún là những chiếc bánh Trung thu thơm phức. Cũng từ đó, cái tên Chuột Bánh luôn đi liền với tình bạn thời tiểu học của tôi.
Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...