Những loài thực vật kỳ lạ khắp hành tinh

Tiết dịch màu máu, cụp lá khi chịu tác động, ăn thịt hay tỏa mùi hôi thối là những đặc tính kỳ lạ có ở nhiều loại thực vật trên trái đất.

nhung loai thuc vat ky la khap hanh tinh
Cây mắt búp bê: Mắt búp bê là cách gọi của cây Actaea pachypoda hoặc Baneberry, là một loại cây quả nhỏ có nguồn gốc từ những cánh rừng Bắc Mỹ. Cái tên này xuất phát từ hình dáng giống hệt mắt búp bê của quả. Cây Actaea pachypoda cao 60 cm, có rất ít lá. Thân cây màu đỏ, những quả nhỏ kết thành chùm màu trắng, có chấm đen trông khá đẹp mắt. Tuy nhiên, quả của cây này khá độc, có thể gây tử vong. Ảnh: Amazonaws.com.
nhung loai thuc vat ky la khap hanh tinh
Cây xương rồng bóng chày: Loài cây mọng nước có hình dạng giống một quả bóng chày này có nguồn gốc ở Nam Phi. Chiều cao trung bình của cây là 20 cm. Cây bóng chày được cơ quan bảo tồn động thực vật Nam Phi bảo vệ vì sự quý hiếm. Đây cũng là loài cây độc, có thể gây nên các vấn đề về da. Ảnh: Gene Spesard/Flickr.
nhung loai thuc vat ky la khap hanh tinh
“Nấm răng chảy máu” Hydnellum peckii: Hydnellum peckii là một loại nấm đặc biệt tiết ra một chất dịch màu đỏ như máu trên bề mặt của nó. Hình dạng giống một chiếc răng khiến nó được đặt biệt danh là “nấm răng chảy máu”. Loài nấm kỳ lạ này sống chủ yếu ở Bắc Mỹ và châu Âu. Nấm không độc, có thể ăn được nhưng ít người ăn vì mùi khá khó chịu và vị hăng đắng của dịch màu đỏ. Ảnh: Optimumnaturae.com.
nhung loai thuc vat ky la khap hanh tinh
Welwitschia Mirabilis là loại cây duy nhất được tìm thấy trong sa mạc Namibia. Tuổi thọ của cây trông kỳ lạ này ước tính từ 500 đến 1.500 năm. Cây có thể sống sót trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nóng bức của vùng sa mạc. Điều thú vị nhất về Welwitschia là chỉ có hai lá phát triển liên tục trong hàng nghìn năm. Ảnh: World of Succulents/Pinterest.
nhung loai thuc vat ky la khap hanh tinh
Cây đá sống Lithop: Hình dạng chẳng khác nào một viên sỏi khiến loài cây Lithop, có nguồn gốc từ Nam Phi được gọi bằng nhiều cái tên: Đá Sống, Thạch Lan, Hoa Sỏi, Lan Sỏi. Trong thực tế, hình dạng độc đáo của loài cây này được hình thành từ việc sáp nhập các cạnh bên ngoài của chiếc hai lá riêng biệt. Hoa sẽ nở từ giữa hai mảnh lá này. Loài thực vật kỳlạ này phát triển mạnh vào mùa mưa và có thể sống tới hơn 50 năm. Ảnh: Ouessne/Youtube.
nhung loai thuc vat ky la khap hanh tinh
Cây trinh nữ: Trinh nữ là loại cây nhỏ thuộc họ đậu có nguồn gốc từ Nam Mỹ, còn được gọi là cây xấu hổ, cây nhút nhát vì đặc tính khép lá khi có sự tác động bên ngoài. Đặc tính “xấu hổ” là do bên dưới cuống lá có một hệ thống mô tế bào mỏng chứa đầy nước. Khi có sự tác động, lượng nước này ngay lập tức dồn về phía đầu lá, khiến lá cụp lại nhanh chóng và trở lại bình thường sau đó ít phút. Ảnh: Sci-news.com.
nhung loai thuc vat ky la khap hanh tinh
Hoa xác thối Corpse: Corpse sống trong rừng rậm ở Sumatra, Indonesia, là loài hoa có kích thước lớn và rất nặng mùi. Mùi hương của loài cây 40 năm mới ra hoa này giống như mùi thịt thối rữa, có thể ngửi thấy ở khoảng cách vài km. Nhưng vì hiếm, cây này rất được bảo vệ. Ảnh: Htvapps.com.
nhung loai thuc vat ky la khap hanh tinh
Hoa xác thối Rafflesia Arnoldii: Đây là hoa lớn nhất trên thế giới. Giống như hoa Corpse, Rafflesia Arnoldii được tìm thấy trong rừng rậm của Sumatra, Indonesia. Mùi xác thối của hoa này cũng khiến người xem phải nhăn mặt, bịt mũi khi đến gần. Rafflesia arnoldii là cây lưỡng tính, có cả cơ quan sinh sản đực và cái. Ảnh: Worldoffloweringplants.com.
nhung loai thuc vat ky la khap hanh tinh
Cây bắt ruồi Venus là một loài thực vật ăn thịt. Hai mép lá đấy gai sẽ khép lại khi có ruồi hoặc côn trùng nhỏ bò vào. Sau đó một chất dịch nhầy được tiết ra để tiêu thụ con mồi trong 10 ngày. Ảnh: Netdna-ssl.com.
nhung loai thuc vat ky la khap hanh tinh
Cây nắp ấm là một loại thực vật ăn thịt khác có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Phần đuôi lá hình thành một bầu phễu nhỏ, chứa dịch nhầy tỏa hương thơm, thu hút côn trùng. Loài cây này thậm chí có thể “chén thịt” cả một con chuột. Ảnh: Alicdn.com.
Theo Mysterious World/Zing

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast