Thúc đẩy phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP

(Baohatinh.vn) - Tham gia diễn đàn “Phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP”, các đại biểu Hà Tĩnh đã được các chuyên gia chia sẻ và trao đổi về các giải pháp để đẩy mạnh phát triển du lịch nông nghiệp kết hợp tiêu thụ sản phẩm đặc sản nông nghiệp và OCOP.

Sáng 22/9, tại TP Hồ Chí Minh, được sự chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, Báo Nông nghiệp Việt Nam kết hợp với Trung tâm Phát triển Nông thôn - Saemaul Undong (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) tổ chức Diễn đàn “Phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP”.

Chương trình được diễn ra theo hình thức trực tiếp tại điểm cầu TP Hồ Chí Minh và trực tuyến trên toàn quốc.

Ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, bà Ngô Thị Phương Lan - Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) và ông Nguyễn Ngọc Thạch - Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam, Tổ trưởng Tổ điều hành Diễn đàn Kết nối nông sản 970 chủ trì diễn đàn.

Tham dự chương trình tại điểm cầu Hà Tĩnh có Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Bùi Xuân Thập cùng đại diện lãnh đạo một số địa phương và các cá nhân làm du lịch cộng đồng.

Thúc đẩy phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP

Chủ trì điều hành diễn đàn. Ảnh: Báo Nông nghiệp Việt Nam

Phát triển du lịch nông thôn được xác định là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. Dựa trên cơ sở thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông thôn, hướng đi góp phần hỗ trợ các địa phương thực hiện hiệu quả, bền vững các tiêu chí nông thôn mới, đã được đề ra tại Quyết định số 922/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (về việc Phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025).

Thúc đẩy phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP

Các đại biểu tham dự diễn đàn tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Ở giai đoạn đầu, Chương trình Quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm OCOP” đã đạt được những thành tựu cơ bản về số lượng sản phẩm, quy mô và sự đồng thuận tham gia ở các địa phương. Tuy nhiên, hiện nay, rất cần sự kết nối để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

Hà Tĩnh vẫn đang là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về phong trào xây dựng NTM. Toàn tỉnh đã xây dựng thành công 237 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có một số sản phẩm đã tạo dựng được thương hiệu phân phối trên cả nước và xuất ra nước ngoài. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều sản phẩm khó khăn trong tìm hướng tiêu thụ.

Diễn đàn “Phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP” nhằm đánh giá thực trạng phát triển du lịch nông thôn tại các địa phương trong thời gian qua và đề xuất các giải pháp xúc tiến thương mại trong thời gian tới.

Thúc đẩy phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP

Bà Phan Yến Ly - Giám đốc Công ty Tư vấn Truyền thông và Sự kiện Cánh Cam trình bày tham luận: "Mỗi địa phương một sản phẩm du lịch nông nghiệp - nông thôn". Ảnh: Báo Nông nghiệp Việt Nam.

Đây cũng là cơ hội để thúc đẩy việc giới thiệu các đặc sản nông nghiệp địa phương cho khách du lịch, với kỳ vọng đạt được mục tiêu kép - vừa phát triển du lịch, vừa giúp tiêu thụ sản phẩm nông sản tốt hơn.

Thúc đẩy phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP

Ông Phương Đình Anh - Phó Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương trình bày tham luận: "Một số thảo luận trong xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP Việt Nam". Ảnh: Báo Nông nghiệp Việt Nam.

Tại diễn đàn, các đại biểu là chuyên gia du lịch, người quản lý các ban, ngành liên quan đã tập trung thảo luận các nội dung như: Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP Việt Nam; gia tăng giá trị sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch; mỗi địa phương một sản phẩm du lịch nông nghiệp - nông thôn; chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng homestay; chiến lược xây dựng thương hiệu tại các điểm du lịch nông nghiệp - nông thôn; sản phẩm du lịch sức khỏe trong phát triển du lịch nông thôn...

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam bày tỏ vui mừng khi hoạt động này nhận được sự quan tâm của các bộ, ban, ngành, các địa phương và người làm du lịch trên khắp cả nước. Diễn đàn đã nhận được nhiều chia sẻ, đóng góp, những câu chuyện và bài học kinh nghiệm quý báu trong phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với tiêu thụ sản phẩm OCOP từ phía các chuyên gia, địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã và cộng đồng những người làm du lịch.

Thúc đẩy phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam bế mạc diễn đàn. Ảnh chụp qua màn hình.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nhấn mạnh, đẩy mạnh phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái của các địa phương nhằm nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị, bao trùm và phát triển bền vững là mục tiêu của Quyết định số 922 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành về phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025.

Trên tinh thần đó, Bộ NN&PTNT đã triển khai các chương trình xúc tiến quảng bá, hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp - nông thôn dựa trên lợi thế của hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc trưng văn hóa, sinh thái của các địa phương; xây dựng, phát triển và định vị thương hiệu điểm đến du lịch nông thôn.

Thúc đẩy phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP

Toàn cảnh điểm cầu Hà Tĩnh.

Ngoài ra, Bộ NN&PTNT cũng xây dựng thí điểm một số mô hình phát triển du lịch nông thôn theo các loại hình: du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái, du lịch gắn với bảo tồn thiên nhiên, du lịch làng nghề, làng du lịch thông minh, du lịch không phát thải...

Bộ NN&PTNT ghi nhận và tiếp thu các ý kiến đóng góp để có những bước đánh giá, rà soát và hoàn thiện, bổ sung đầy đủ hơn nữa các cơ chế, chính sách, nguồn lực khuyến khích và tạo điều kiện cho du lịch nông nghiệp, nông thôn lan tỏa mạnh mẽ, phát triển bền vững.

Chủ đề Du lịch Hà Tĩnh

Đọc thêm

Ảnh du lịch đẹp nhất 2024 lần đầu công bố

Ảnh du lịch đẹp nhất 2024 lần đầu công bố

The Independent Photographer công bố những tác phẩm lọt vào vòng chung kết Giải Thưởng Nhiếp Ảnh Du Lịch 2024. Các góc chụp khai thác tốt đề tài con người và mối quan hệ với tự nhiên.
Truyện ngắn: Thương câu ca cổ

Truyện ngắn: Thương câu ca cổ

Hân đẹp, cái đẹp của gái một con, mặn mà, nẩy nở. Đôi mắt lấp lánh, hàng mi cong, đặc biệt là nụ cười tươi duyên, làm biết bao gã đàn ông mê đắm...
Tản văn: Gõ nhẹ cánh cửa mùa...

Tản văn: Gõ nhẹ cánh cửa mùa...

Khi tôi khẽ đẩy cánh cửa, trong một sớm mai để đón chào một ngày mới, hơi lạnh nhẹ len theo màn sương mờ đục phả vào không gian cảm giác se sẽ...
Thành bại của 'Tấm Cám'

Thành bại của 'Tấm Cám'

Nhờ vào thương hiệu đã quá nổi tiếng, những bản chuyển thể/phóng tác của "Tấm Cám" phần lớn đều được đón nhận. Song, nội dung các tác phẩm trên vẫn còn gây tranh luận.
Những vần thơ day dứt sau thiên tai ở miền Bắc

Những vần thơ day dứt sau thiên tai ở miền Bắc

Bão số 3, lũ quét, sạt lở đã gây ra nhiều nỗi đau trên một số tỉnh thành miền Bắc. Cảm tác trước nỗi đau của đồng bào, nhiều tác giả ở Hà Tĩnh đã viết những bài thơ đầy xúc động...
Ký ức đêm hội trăng rằm

Ký ức đêm hội trăng rằm

Với trẻ em Việt Nam nói chung, Hà Tĩnh nói riêng, tết Trung thu luôn là một thế giới rực rỡ, thần tiên. Ký ức mỗi mùa trăng đã nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta lớn lên cùng năm tháng.
Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Những mùa Trung thu, tôi luôn nhận được quà của bà Chuột Bún là những chiếc bánh Trung thu thơm phức. Cũng từ đó, cái tên Chuột Bánh luôn đi liền với tình bạn thời tiểu học của tôi.
Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...