Nhung hươu là một trong tứ đại danh dược “sâm, nhung, quế, phụ” đem lại nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nhung hươu cần được chăm sóc, khai thác đúng cách, đúng thời điểm mới đảm bảo về giá trị dưỡng chất và đem lại hiệu quả sử dụng tối ưu.
Những năm gần đây, người dân xã Thường Nga (Can Lộc, Hà Tĩnh) nhân rộng diện tích trồng cây đẻn để phát triển kinh tế, thay thế các loại cây kém hiệu quả khác.
Một nhà tài trợ tại TP Hà Nội đã tặng hàng trăm cây dược liệu quý cùng hoa, cây cảnh để chỉnh trang, làm đẹp Khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác tại Hương Sơn (Hà Tĩnh).
Ông Trần Văn Đàn - Bí thư Chi bộ thôn Cao Thắng, xã Thạch Thắng, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã tiên phong thử nghiệm và vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển vùng trồng cây dược liệu.
Cải tạo tốt, được giảm án 7 năm tù, anh Nguyễn Doãn Căn (SN 1988) đã trở về quê hương khởi nghiệp với mô hình trồng cây dược liệu ba kích ở khu vực gần hồ Kẻ Gỗ (xã Cẩm Mỹ - Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh).
Sau thời gian miệt mài tìm tòi, học hỏi, anh Nguyễn Thành Luân ở thôn 5, xã Quang Diệm (Hương Sơn – Hà Tĩnh) đã nuôi trồng thành công nấm đông trùng hạ thảo.
Thời điểm này, trên những cánh đồng trồng cây dược liệu ở huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), bà con nông dân đang tỉ mẩn chăm cây, hy vọng một vụ mùa thắng lợi.
Được kết tinh từ nguồn dược liệu thiên nhiên gần gũi, Sắc Phụ Hương - sản phẩm của Công ty CP Dược Hà Tĩnh (HADIPHAR) đã ghi dấu ấn trên thị trường và trở thành sản phẩm thân thuộc của phái đẹp.
Triển khai đề tài khoa học "Nghiên cứu, sản xuất sản phẩm bổ dưỡng từ nấm đông trùng hạ thảo nuôi cấy tại địa phương”, Công ty CP Dược Hà Tĩnh (Hadiphar) đã cho ra đời sản phẩm nước uống bổ dưỡng Sinh Diệu Ngọc.
Với trên 1,1 ha kim tiền thảo liên kết, hiện tại nông dân xã Thạch Vĩnh (Thạch Hà – Hà Tĩnh) đang khẩn trương làm đất để xuống giống kịp lịch thời vụ. Tuy nhiên, để liên kết hiệu quả và bền vững, vẫn còn những mối lo cần được hóa giải.
Hội đồng KH&CN Hà Tĩnh vừa đồng ý cho triển khai đề tài “Nghiên cứu các loài thảo dược có khả năng hạn chế một số bệnh ung thư thường gặp tại địa bàn Hà Tĩnh”.
Năm 2019, Công ty CP Dược Hà Tĩnh tạm ngưng liên kết sản xuất kim tiền thảo với các vùng sản xuất nguyên liệu trên địa bàn. Thay vào đó, công ty hướng sang trồng mã đề, song nhiều hộ dân không chấp thuận. Thực trạng này đang khiến cả nông dân và doanh nghiệp gặp khó.
Với giá bán 16.000 đồng/kg, trung bình mỗi sào kim tiền thảo thu hoạch 3 đợt sẽ mang về 10 triệu đồng/năm. Bà con nông dân xã Cẩm Vịnh (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) nhẩm tính lãi gấp 5 lần so với trồng lúa.
Thời điểm này, nông dân xã Cẩm Phúc, huyện Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh đang hối hả thu hoạch cây dược liệu mã đề và ích mẫu. Năm nay, dược liệu đạt năng suất cao, mỗi ha thu về từ 120 – 140 triệu đồng, nông dân rất phấn khởi.
Nguồn dược liệu phong phú và đa dạng do cha ông ta, đặc biệt là Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông truyền lại có tác dụng to lớn trong việc khám chữa bệnh. Ngày nay, nhiều địa phương đang tích cực phát triển vườn cây thuốc nam hướng đến sản xuất hàng hóa, đem lại hiệu quả kinh tế, vừa góp phần nâng cao chất lượng điều trị bằng y học cổ truyền.
Cùng với sự ra đời và phát triển của y học hiện đại, y học cổ truyền (YHCT) ngày càng khẳng định vị thế. Nhiều bài thuốc quý đã được lưu truyền, phát triển, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe (CSSK) nhân dân.