Loại cây trị bệnh xương khớp mang về nguồn thu cho người dân Can Lộc

(Baohatinh.vn) - Những năm gần đây, người dân xã Thường Nga (Can Lộc, Hà Tĩnh) nhân rộng diện tích trồng cây đẻn để phát triển kinh tế, thay thế các loại cây kém hiệu quả khác.

Loại cây trị bệnh xương khớp mang về nguồn thu cho người dân Can Lộc

Trồng cây đẻn giúp bà con nông dân xã Thường Nga tận dụng hết quỹ đất và cải thiện thu nhập.

Cây đẻn (hay còn gọi là cây chanh đẻn) là một loại cây dược liệu thân gỗ, lá và cành non thường được dùng để điều trị các loại bệnh về xương khớp. Cây dược liệu này được ông Nguyễn Sỹ Nghị - người bốc thuốc nam chuyên chữa bệnh xương khớp ở xã Thường Nga đưa về gieo trồng tại nhà từ lâu và phát giống miễn phí cho những người có nhu cầu trồng.

Hiện, toàn xã Thường Nga có khoảng 30 hộ chuyên trồng cây đẻn, tập trung ở các thôn: Chùa Hội, Đất Đỏ và Tây Bắc. Hộ trồng nhiều nhất từ 800-1.000 m2 (khoảng 160-200 cây/hộ), hộ ít nhất từ 150-200 m2 (khoảng 30-40 cây/hộ).

Theo đánh giá của người dân địa phương, đây là loại cây khá dễ trồng và chăm bón. Sau khi lấy giống, người dân sẽ làm đất và bón phân để ươm hạt thành cây con trong vòng hơn 1 tháng. Tiếp đó, đem cây con đi trồng tại những vùng có nền đất cao, không bị úng nước. Cây thường được trồng với mật độ 5 m2/cây để đủ không gian cho cây phát triển.

“Cây đẻn rất dễ chăm sóc, chỉ cần thường xuyên cung cấp đủ phân bón và nước tưới thì cây sẽ nhanh phát triển, cho nhiều lá. Tuy nhiên, vào thời tiết nắng nóng thì cây dễ gặp tình trạng sâu cuốn lá, người trồng phải thăm cây thường xuyên để bắt sâu thủ công. Nếu dùng thuốc trừ sâu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng loại dược liệu này” - bà Phan Thị Liên (chủ vườn đẻn rộng gần 1.000 m2 ở thôn Tây Bắc, xã Thường Nga) chia sẻ.

Thời gian khi gieo trồng đến khi thu hoạch cây đẻn mất khoảng 1 năm. Một cây đẻn trưởng thành sẽ cho sản lượng khoảng 0,3 kg lá khô/vụ. Loại cây này cho thu hoạch 3 vụ mỗi năm (vào tháng 1, tháng 6, tháng 9 âm lịch).

Loại cây trị bệnh xương khớp mang về nguồn thu cho người dân Can Lộc

Lá và cành non của cây đẻn được sử dụng trong các bài thuốc nam trị bệnh xương khớp.

Hiện nay, người trồng cây đẻn ở xã Thường Nga không phải lo lắng tìm đầu ra bởi toàn bộ lá và cành non của cây sau khi băm nhỏ và phơi khô được gia đình ông Nguyễn Sỹ Luận (con trai ông Nguyễn Sỹ Nghị) thu mua với giá 70-80 nghìn đồng/kg. Với 1 sào (tương đương 500 m2) trồng cây đẻn theo mật độ tiêu chuẩn, mỗi năm người dân có thể thu hoạch được khoảng 90 kg lá khô, doanh thu từ 6,3 - 7,2 triệu đồng. Đặc biệt, sau mỗi năm phát triển, cây dược liệu này sẽ cho sản lượng lá và cành non nhiều hơn.

“Trước đây gia đình tôi trồng cam và bưởi trên diện tích đất vườn của gia đình. Tuy đã bỏ công sức và kinh phí ra để chăm sóc nhưng cây luôn cho sản lượng thấp và thị trường không ổn định. Sau khi chuyển hướng trồng cây dược liệu, gia đình tôi đã tăng đáng kể thu nhập và giảm công sức bỏ ra”, chị Phạm Thị Thủy (thôn Chùa Hội, xã Thường Nga) phấn khởi.

VIDEO: Trồng cây đẻn được liệu mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân

Anh Nguyễn Sỹ Luận (xã Thường Nga) cho biết: "Để đáp ứng nguồn nguyên liệu trong các bài thuốc nam của gia đình, tôi đã hỗ trợ bà con thu mua toàn bộ lá và cành non cây đẻn. Hiện nhu cầu về nguyên liệu thuốc nam đang rất lớn nên các hộ gia đình trồng cây đẻn có thể yên tâm gieo trồng để phát triển kinh tế".

Thay vì để vườn tạp và trồng cây ngắn ngày như trước đây, nhiều hộ dân trên địa bàn đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng cây đẻn làm dược liệu. Đây là giống cây dễ gieo trồng, chăm sóc và có thị trường ổn định. Nhờ đó, những vườn tạp, trồng cây ngắn ngày có hiệu quả kinh tế kém trước đây đã được thay thế bằng những vườn cây dược liệu có giá trị cao, giúp người dân cải tạo vườn và có nguồn thu nhập ổn định.

Ông Dương Hồng Lam - Bí thư Đảng ủy xã Thường Nga

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.