Thanh niên hoàn lương, trồng cây dược liệu ba kích trên đất đồi Kẻ Gỗ

(Baohatinh.vn) - Cải tạo tốt, được giảm án 7 năm tù, anh Nguyễn Doãn Căn (SN 1988) đã trở về quê hương khởi nghiệp với mô hình trồng cây dược liệu ba kích ở khu vực gần hồ Kẻ Gỗ (xã Cẩm Mỹ - Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh).

Đối diện với chàng trai có nước da rám nắng với nụ cười hiền, không ai nghĩ Nguyễn Doãn Căn là người vừa ra tù với tội danh giết người. Sau câu chuyện xã giao, Căn bắt đầu mở lòng kể về lỗi lầm khiến bản thân phải trả giá cho 9 năm ngồi tù.

Thanh niên hoàn lương, trồng cây dược liệu ba kích trên đất đồi Kẻ Gỗ

Chân dung anh Nguyễn Doãn Căn

Anh Căn không bao giờ quên cái ngày định mệnh khi anh vào vòng lao lý. Đó là vào buổi chiều 30/4/2013, trong lúc đang ngồi uống bia cùng bạn học tại quán nhậu của bố mẹ ở dưới chân hồ Kẻ Gỗ thì một nhóm khách vào quấy rối, hai bên xảy ra xô xát. Sẵn hơi men, Căn cầm ly thủy tinh trên tay ném vào đầu khiến một người tử vong. Căn nhận bản án 16 năm tù giam về tội giết người.

Nguyễn Doãn Căn chia sẻ: “Năm đó mình 25 tuổi. Nhận bản án 16 năm, mình như gục ngã nhưng được người thân động viên, nhất là lúc đó vợ đang mang thai cháu thứ hai nên mình quyết tâm cải tạo tốt để sớm được trở về với gia đình. Sau 9 năm cải tạo đều đạt loại xuất sắc, qua 3 vòng ân xá, mình đã được giảm án trước 7 năm. Cuộc đời mình như được sống lại một lần nữa”.

Thanh niên hoàn lương, trồng cây dược liệu ba kích trên đất đồi Kẻ Gỗ

Với sự giúp đỡ của Đoàn xã Cẩm Mỹ, anh Nguyễn Doãn Căn bắt tay triển khai mô hình trồng cây dược liệu ba kích

Tháng 7/2022, trở về quê Nguyễn Doãn Căn quyết tâm làm lại cuộc đời. Sau khi chính quyền địa phương triển khai mô hình liên kết với doanh nghiệp trồng cây dược liệu ba kích, Nguyễn Doãn Căn đã mạnh dạn đăng ký tham gia. Ngoài ra, thời gian ở trong trại giam, Nguyễn Doãn Căn học hỏi được kinh nghiệm trồng cây dược liệu. Nhận thấy thổ nhưỡng vùng đất đồi Kẻ Gỗ rất thích hợp với loại cây này nên anh rất hào hứng.

Anh Phan Văn Trí – Bí thư Đoàn xã Cẩm Mỹ cho biết: “Mới đầu triển khai mô hình, nhiều hộ dân đăng ký tham gia. Tuy nhiên, khi thấy thời gian cho thu hoạch của loại cây này mất đến 3 năm thì mọi người đều nản chí, bỏ cuộc. Duy nhất chỉ có anh Nguyễn Doãn Căn là dám nghĩ, dám làm. Để tiếp sức cho anh triển khai mô hình, chính quyền địa phương đã hỗ trợ mỗi sào 2 triệu đồng mua cây giống. Xã cũng đứng ra làm cầu nối để anh Căn liên kết với Công ty Ranvi Shunshine ở Quảng Nam nhằm xây dựng mô hình phát triển bền vững”.

Thanh niên hoàn lương, trồng cây dược liệu ba kích trên đất đồi Kẻ Gỗ

Mô hình trồng cây dược liệu ba kích của anh Nguyễn Doãn Căn bước đầu phát triển tốt

Dám nghĩ dám làm, trước tết Nguyên đán 2023, anh Nguyễn Doãn Căn đã bắt tay cải tạo đất để triển khai mô hình. Thu hoạch xong 1 ha keo của gia đình, anh Nguyễn Doãn Căn cho san ủi mặt bằng để trồng cây dược liệu.

Bước đầu triển khai mô hình, anh Nguyễn Doãn Căn đã đầu tư hơn 100 triệu đồng để trồng hơn 4.000 cây ba kích trên diện tích 5 sào. Được Công ty Ranvi Shunshine hỗ trợ kỹ thuật nên sau 1 tháng trồng, cây đã bén rễ, phát triển tốt.

Thanh niên hoàn lương, trồng cây dược liệu ba kích trên đất đồi Kẻ Gỗ

Anh Nguyễn Doãn Căn chặt tre về làm giàn cho cây ba kích leo

“Nếu không cải tạo tốt, được Nhà nước ân xá thì 7 năm tiếp theo tôi vẫn phải ở trong tù nên quãng thời gian này với tôi rất quý giá. Vì vậy, mỗi ngày tôi cần mẫn làm từng chút một, vun vén cho mô hình ngày một xanh tươi” – anh Nguyễn Doãn Căn chia sẻ.

Với sự nỗ lực, kiên trì vượt khó, bước đầu, anh Nguyễn Doãn Căn đã xây dựng được mô hình trồng cây dược liệu ba kích. Dự kiến 3 năm sau, mô hình sẽ cho thu hoạch. Sản phẩm sẽ được doanh nghiệp bao tiêu, thu mua với giá 168 triệu đồng/tấn như cam kết trong hợp đồng. Nếu chăm sóc tốt, dự kiến, mỗi sào ba kích sau 3 năm sẽ cho thu hoạch từ 1,5 – 2 tấn. Đặc biệt, sau 1 năm, mô hình sẽ cho thu hoạch cành bán lấy giống. Công ty sẽ thu mua cành giống với giá 32.000 đồng/kg.

Thanh niên hoàn lương, trồng cây dược liệu ba kích trên đất đồi Kẻ Gỗ

Mô hình trồng cây dược liệu ba kích của anh Nguyễn Doãn Căn nằm trên đường lên hồ Kẻ Gỗ

Mặc dù mới trở về hòa nhập với cuộc sống nhưng đoàn viên Nguyễn Doãn Căn đã vượt qua những khó khăn, trở ngại để mạnh dạn khởi nghiệp, làm lại cuộc đời. Mô hình của anh Căn có sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, liên kết với doanh nghiệp nên tôi tin tưởng rằng sẽ thành công.

Bước đầu triển khai mô hình cần rất nhiều vốn nhưng tiềm lực tài chính của đoàn viên Nguyễn Doãn Căn còn khó khăn. Vì vậy, chúng tôi đang khâu nối với Tỉnh đoàn và các kênh khác để hỗ trợ anh Căn tiếp cận các nguồn vốn cho vay hoàn lương phát triển kinh tế.

Bí thư Đoàn xã Cẩm Mỹ Phan Văn Trí

Chủ đề Khởi nghiệp

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.