Đường hầm vượt biển dài nhất thế giới, nằm ở độ sâu 40m dưới lòng đại dương

Đường hầm là sự kết hợp giữa đường sắt và đường bộ dài nhất thế giới, nằm ở độ sâu 40m dưới đại dương, rút ngắn thời gian di chuyển giữa hai thành phố ở Đan Mạch với Đức.

00:00 / 00:00

Nằm ở độ sâu 40m dưới biển Baltic, đường hầm vượt biển dài nhất thế giới nối Đan Mạch và Đức dự kiến sẽ hoàn thành và khai trương vào năm 2029, qua đó giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa hai thành phố ở hai quốc gia.

Sau hơn một thập kỷ lên kế hoạch, việc xây đường hầm Fehmarnbelt bắt đầu vào năm 2020. Đây là công trình có chiều dài 18km, được đánh giá là một trong những dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất châu Âu với kinh phí xây dựng hơn 8,2 tỷ USD.

Đường hầm vượt biển dài nhất thế giới, nằm ở độ sâu 40m dưới lòng đại dương

Đường hầm dài nhất thế giới ở độ sâu 40m dưới đáy biển (Ảnh: World Highways).

Đường hầm Fehmarnbelt bắc ngang qua vành đai Fehmarn, eo biển nằm giữa đảo Fehmarn của Đức và đảo Lolland của Đan Mạch, được thiết kế để thay thế dịch vụ phà như hiện nay, chở hàng triệu hành khách mỗi năm. Nếu đi qua eo biển bằng phà sẽ mất khoảng 45 phút. Trong khi nếu công trình hoàn thành, các hành khách sẽ chỉ mất khoảng 7 phút nếu đi tàu hoặc 10 phút nếu lái xe.

Công trình là sự kết hợp giữa đường bộ và đường sắt, dài hơn bất cứ dự án tương tự nào trên thế giới, gồm 2 phần đường ô tô 2 làn, được ngăn cách bằng lối đi cho người đi bộ và 2 đường ray.

Theo ông Jens Ole Kaslund, giám đốc kỹ thuật của công ty phụ trách dự án, nếu như trước kia, đi từ thủ đô Copenhagen (Đan Mạch) đến thành phố Hamburg (Đức) mất 4 tiếng rưỡi, thì sau khi đường hầm dưới đáy biển hoàn thành, hành trình này rút ngắn xuống chỉ mất 2 tiếng rưỡi.

Đường hầm vượt biển dài nhất thế giới, nằm ở độ sâu 40m dưới lòng đại dương

Công trình khai trương sẽ rút ngắn thời gian di chuyển giữa hai thành phố ở hai quốc gia (Ảnh: Femern A/S).

Ông Kaslund nhận định, bên cạnh những lợi ích với tàu và ô tô, phát triển thúc đẩy du lịch, đường hầm Fehmarnbelt còn tác động tích cực tới xe tải và tàu chở hàng bởi dự án tạo ra lộ trình trên đất liền từ Thụy Điển tới Trung Âu ngắn hơn 160km như hiện nay.

Được biết, dự án bắt đầu vào năm 2008 khi Đức và Đan Mạch ký hiệp định xây dựng đường hầm. Sau đó, hai nước mất hơn 10 năm để ký thông qua các quy định cần thiết, tiến hành nghiên cứu kỹ thuật địa chất và những tác động môi trường.

Hiện cảng tạm thời bên phía Đan Mạch đã hoàn thành. Các giai đoạn khác của dự án đang diễn ra. Ông Kaslund cho biết, dự án được sắp xếp kéo dài vài năm ở Đan Mạch trước khi tới lãnh thổ của Đức.

Đầu năm 2021, một nhà máy ra đời với các dây chuyền sản xuất lắp ráp 89 đoạn bê tông lớn của đường hầm. Mỗi đoạn dài 217m, rộng 42m và cao 9m, có trọng lượng 73.000 tấn. Các đoạn bê tông sẽ được đặt dưới đáy biển ở độ sâu 40m tại điểm sâu nhất. Hiện tổng cộng khoảng 2.500 người làm việc trực tiếp ở dự án này.

Theo Dân trí

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Harry Potter mới lộ diện

Harry Potter mới lộ diện

HBO vừa công bố Hình ảnh đầu tiên về "cậu bé phù thủy" trong series phim truyền hình Harry Potter. Phim dự kiến ra mắt vào năm 2027.
Podcast: Truyện ngắn - Tiếng còi tàu đêm

Podcast: Truyện ngắn - Tiếng còi tàu đêm

Trong những năm tháng chiến tranh, với nhiều mất mát hi sinh những người vợ, người mẹ vẫn chịu đựng trong âm thầm lặng lẽ. Họ là nguồn động viên tinh thần to lớn cho những người lính nơi tiền tuyến.
Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Khoai lang không chỉ là món ăn mà là đặc trưng quê hương, gợi nhớ sự tảo tần của mẹ, tình cha, và tuổi thơ lấp lánh không thể quên.
Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Giữa núi rừng bạt ngàn, niềm tin và tình người ấm áp lấp lánh hơn nắng. Đây là câu chuyện thắp sáng ước mơ nơi bản làng, nơi khát vọng vươn lên luôn cháy bỏng.
Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

“Nhật ký của một hạt mưa” của tác giả Anh Đức kể về một thế giới đầy màu sắc qua góc nhìn nhân hóa của hạt mưa với những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình bạn và sự sẻ chia.
Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.