F-16 Mỹ trang bị tên lửa bắn xa hơn 500km

Với hệ thống tên lửa chống hạm thuộc thế hệ 5 JSM, tiêm kích F-16 của Mỹ có thể diệt chiến hạm đối phương từ khoảng cách xa tới trên 500km.

Kế hoạch tích hợp JSM cho F-16 đang được Mỹ đánh giá sau khi Không quân nước này cùng liên doanh nhà sản xuất gồm Kongsberg và Raytheon phối hợp thử nghiệm thành công dòng tên lửa tầm xa tối tân này.

Đây là bước tiến mới trong việc đưa mẫu tên lửa này lên tiêm F-16, đồng thời tạo điều kiện cho những đánh giá về độ tương thích của JSM với các dòng chiến đấu cơ khác.

F-16 Mỹ trang bị tên lửa bắn xa hơn 500km

Tiêm kích F-16 Mỷ thử nghiệm với JSM.

Các kĩ sư quân sự và phi công của Mỹ xác định, JSM nên được thử nghiệm trên F-16 trước do loại chiến đấu cơ này chỉ có những điểm treo vũ khí bên ngoài máy bay nên việc lắp đặt trở nên dễ dàng hơn sơ với F-35.

Trong khi đó, F-35 vẫn đang trong quá trình phát triển công nghệ và hoàn chỉnh thiết kế nên việc thử nghiệm JSM của máy bay này gặp nhiều khó khăn.

Dù chưa đưa ra quyết định cuối cùng nhưng nguồn tin từ Không quân Mỹ tiết lộ, gần như chắc chắn JSM sẽ được lựa chọn để trang bị cho F-16. Như vậy, cùng với F-35, F-16 sẽ là dòng tiêm kích thứ 2 của Mỹ được trang bị dòng tên lửa tối tân này.

Tên lửa JSM có tầm bắn tối đa 560 km, khoảng cách này giảm xuống một nửa nếu bay ở độ cao thấp để tránh lưới phòng không đối phương.

Mỗi quả JSM được lắp đầu đạn nổ văng mảnh nặng 230 kg, trang bị hệ thống dẫn đường kết hợp giữa định vị toàn cầu (GPS), quán tính và chụp ảnh địa hình, giúp tên lửa đánh trúng mục tiêu trong môi trường GPS bị gây nhiễu nghiêm trọng.

Đầu dò ảnh nhiệt (IIR) giúp tăng đáng kể độ chính xác trong pha cuối khi quả đạn lao tới mục tiêu. Tên lửa được trang bị đường truyền dữ liệu hai chiều để duy trì kết nối với tiêm kích mang phóng, cho phép phi công cập nhật dữ liệu tác chiến, hủy nhiệm vụ hoặc thay đổi mục tiêu giữa hành trình.

JSM có khả năng cơ động cao với tốc độ cận âm, đủ sức bay bám địa hình để tránh bị phát hiện. Tên lửa có kích thước và diện tích phản xạ radar nhỏ, được thiết kế để nằm gọn trong thân chiến đấu cơ F-35 hoặc treo dưới cánh nhiều tiêm kích chiến thuật khác.

Điều đặc biệt của JSM là cùng với khả năng tấn công mặt đất, dòng tên lửa này còn có khả năng diệt hạm rất đáng sợ dựa vào tầm bắn xa và ứng dụng công nghệ tàng hình. Đến khi chính thức được trang bị, chiến đấu cơ Mỹ sẽ sở hữu đòn tấn công kép được đánh giá hơn hẳn chiến đấu cơ Nga.

Theo Đất Việt

Đọc thêm

Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ, gian khổ với nhiều giai đoạn lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã anh dũng, kiên cường chiến đấu. Cuộc kháng chiến chống Mỹ giành thắng lợi đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam.
Ngày 19/3/1975: Giải phóng Quảng Trị

Ngày 19/3/1975: Giải phóng Quảng Trị

Tại mặt trận Quảng Trị, đêm 18 rạng ngày 19/3/1975, các lực lượng ta đồng loạt tiến công vào tuyến phòng thủ của địch. Đến 18 giờ 30 phút cùng ngày, tỉnh Quảng Trị hoàn toàn được giải phóng.
Chủ quyền Việt Nam là bất khả xâm phạm

Chủ quyền Việt Nam là bất khả xâm phạm

Chẳng cần đến những chiến lược phức tạp hay kế hoạch được vạch ra từ trước, người Việt Nam có một bản năng mạnh mẽ là không bao giờ chấp nhận bất cứ hành vi nào xâm phạm đến chủ quyền đất nước.