Giá vàng hôm nay 31/5: Sai phạm của các công ty lớn khiến giá vàng tăng mạnh

(Baohatinh.vn) - Giá vàng hôm nay đồng loạt tăng sau khi cơ quan chức năng công bố kết luận thanh tra, xử phạt, đề nghị chuyển hồ sơ sang Bộ Công an hàng loạt doanh nghiệp lớn trong ngành vàng.

Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết vàng miếng ở mức 116 – 118,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), mức giá tăng 500.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua - bán so với hôm qua. Chênh lệch giữa chiều mua và bán ở mức 2,5 triệu đồng/lượng.

Tương tự, 116 – 118,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) cũng là mức giá Tập đoàn DOJI, Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) và thương hiệu Bảo tín Minh Châu niêm yết đối với vàng miếng SJC. Mức giá này được các nhà vàng điều chỉnh tăng 500.000 đồng/lượng ở chiều mua và chiều bán so với hôm qua.

gia-vang.jpg

Đối với vàng nhẫn, Tập đoàn DOJI niêm yết vàng nhẫn tròn 9999 Hưng Thịnh Vượng ở mức 111,5 – 114 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra); mức giá này được điều chỉnh tăng 500.000 đồng/lượng chiều mua và 700.000 đồng/lượng ở chiều bán. Chênh lệch mua – bán ở mức 2,5 triệu đồng/lượng.

Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết vàng nhẫn ở mức 111 – 114 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), mức giá được điều chỉnh tăng 700.000 đồng/lượng chiều mua và 700.000 đồng/lượng chiều bán với hôm qua. Chênh lệch mua – bán tại SJC ở mức 3 triệu đồng/lượng.

Trong khi đó, vàng nhẫn tại Bảo tín Minh Châu niêm yết giá ở mức 113,5 - 116,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra); tăng 200.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua - bán so với hôm qua. Chênh lệch 2 chiều mua bán ở mức 3 triệu đồng/lượng.

Trước đó, chiều hôm qua (30/5), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã công bố kết luận thanh tra đối với 6 tổ chức liên quan hoạt động kinh doanh vàng, xử phạt hành chính từ 380 triệu đến hơn 2,6 tỷ đồng, đồng thời chuyển nhiều hồ sơ vi phạm sang Bộ Công an để điều tra.

Cụ thể, Bảo Tín Minh Châu bị phạt 2,64 tỷ đồng do vi phạm quy định về báo cáo mua bán vàng miếng, niêm yết giá, hóa đơn, thuế và thương mại điện tử. Doanh nghiệp này còn có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh.

SJC bị phạt 2,14 tỷ đồng, DOJI 1,365 tỷ đồng, PNJ 1,34 tỷ đồng. Trong đó, PNJ có dấu hiệu vi phạm về thuế, nhãn hàng hóa, cạnh tranh và nhiều thiếu sót trong phòng chống rửa tiền.

Về phía ngân hàng, TPBank bị xử phạt khoảng 400 triệu đồng vì cung cấp thông tin gây nhầm lẫn, thu phí dịch vụ giữ hộ vàng sai quy định, vi phạm phòng chống rửa tiền, thuế và hóa đơn. Ngân hàng này cũng bị yêu cầu dừng bán vàng trang sức khi chưa được cấp phép.

Trong khi đó, Eximbank bị phát hiện cho phép mua bán vàng để hưởng chênh lệch giá mà không thực hiện giao dịch thực tế, vi phạm quy định kế toán, hóa đơn, thuế và phòng chống rửa tiền.

NHNN đã trình Thống đốc phê duyệt kết luận và chuyển các dấu hiệu vi phạm hình sự sang Bộ Công an để điều tra, xử lý theo quy định.

Trên thế giới, giá vàng đã tăng gấp đôi kể từ cuối năm 2022, vượt mốc 3.000 USD/ounce do lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu và hoạt động mua vàng mạnh từ các ngân hàng trung ương ngoài OECD. Fidelity cảnh báo nhà đầu tư cần thận trọng với đà tăng này.

Boris Shepov - Đồng quản lý quỹ Fidelity Select Gold Portfolio cho biết, các ngân hàng trung ương, đặc biệt từ các nước không thuộc OECD như Ba Lan, đang chuyển hướng khỏi USD và gia tăng tích trữ vàng, với mức mua vượt 1.000 tấn mỗi năm từ 2022 đến 2024.

Tại Trung Quốc - thị trường tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới, nhu cầu mua vào vẫn cao bất chấp giá kỷ lục. Riêng tháng 4, quốc gia này nhập khẩu 127,5 tấn vàng, buộc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc phải nới lỏng hạn chế nhập khẩu.

Fidelity cho rằng, dù triển vọng dài hạn của vàng vẫn tích cực, nhà đầu tư cần thận trọng vì giá vàng có thể đang vượt xa yếu tố cơ bản. Lạm phát, lãi suất thực và biến động kinh tế toàn cầu tiếp tục là các yếu tố tác động lớn đến kim loại quý này.

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 3/7: Liên tục biến động!

Giá vàng hôm nay 3/7: Liên tục biến động!

Dự báo về xu hướng giá vàng thế giới, nhiều chuyên gia nhận định, thị trường vàng thế giới duy trì vững trên mốc 3.300 USD/ounce trong bối cảnh đồng USD chưa ngừng đà lao dốc.
Giá vàng hôm nay 28/6: Tiếp tục rớt giá đến khi nào?

Giá vàng hôm nay 28/6: Tiếp tục rớt giá đến khi nào?

Giá vàng hôm nay 28/6 tiếp tục có dấu hiệu đi xuống khi mà tình hình địa chính trị ở Trung Đông đang có dấu hiệu giảm nhẹ, góp phần tạo ra khẩu vị rủi ro tốt hơn trên thị trường tài chính toàn cầu.
Giá vàng hôm nay 25/6: Lao dốc không phanh!

Giá vàng hôm nay 25/6: Lao dốc không phanh!

Giá vàng thế giới đã giảm xuống còn 3.320 USD/ounce, do bầu không khí địa chính trị hạ nhiệt, đặc biệt sau khi Israel và Iran đạt được thỏa thuận ngừng bắn.
Giá vàng hôm nay 24/6/2025: Đứng yên cả 2 chiều

Giá vàng hôm nay 24/6/2025: Đứng yên cả 2 chiều

Giá vàng hôm nay 24/6/2025: Giá vàng tăng nhẹ khi căng thẳng leo thang giữa Iran và Israel lấn át áp lực từ đồng USD mạnh lên, trong bối cảnh thị trường theo sát động thái tiếp theo từ Iran.
Giá vàng hôm nay 21/6/2025: Gần như đi ngang

Giá vàng hôm nay 21/6/2025: Gần như đi ngang

Giá vàng hôm nay 21/6/2025: Giá vàng gần như đi ngang và đang trên đà ghi nhận tuần giảm sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định trì hoãn việc đưa ra quyết định liên quan đến khả năng tham gia vào cuộc xung đột giữa Israel và Iran.
Giá vàng hôm nay 20/6/2025: Giảm nhẹ cả hai chiều

Giá vàng hôm nay 20/6/2025: Giảm nhẹ cả hai chiều

Giá vàng hôm nay 20/6/2025: Giá vàng thế giới gần như không thay đổi khi căng thẳng địa chính trị gia tăng đã làm dịu tác động từ lập trường cứng rắn của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Trong khi đó, giá bạch kim đã giảm sau khi chạm đỉnh cao nhất kể từ tháng 9/2014.
Giá vàng hôm nay 17/06/2025: Giảm mạnh chiều bán ra

Giá vàng hôm nay 17/06/2025: Giảm mạnh chiều bán ra

Giá vàng hôm nay 17/06/2025: Giá vàng đã giảm hơn 1% trong phiên giao dịch thứ 2 khi giới đầu tư chốt lời sau khi kim loại quý này đạt mức cao nhất trong 8 tuần. Thị trường hiện đang dồn sự chú ý vào căng thẳng giữa Israel và Iran, cũng như cuộc họp chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong tuần này.