"Giải nén" điểm nóng Biển Đông!

Xung đột nóng trên Biển Đông chỉ có thể xảy ra khi Trung Quốc thực hiện âm mưu chiếm toàn bộ quần đảo Trường Sa.

Phải xác định rõ, đúng, nguyên nhân bắt đầu từ đâu, đối thủ chính là ai, từ đâu đến, nhằm mục đích gì... để xử lý, đối phó hay ngăn chặn là vấn đề cực kỳ quan trọng, cấp thiết.

Xung đột trên Biển Đông từ nguyên nhân nào?

Từ tranh chấp chủ quyền?

Quần đảo Hoàng Sa là chủ quyền của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đoạt là không thể bàn cãi. Thế giới đều biết Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự đánh chiếm quần đảo này trong tay người Việt Nam năm 1974 và đã có 74 người Việt Nam hy sinh trong sự kiện đó đã xác nhận chủ quyền không chối cãi của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa.

Giải phóng Hoàng Sa chỉ có thể từ Hải quân Việt Nam. Nhưng Việt Nam sẽ lấy lại Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình, vì thế, Hoàng Sa nhất định không phải là nguyên nhân xảy ra xung đột nóng trên biển Đông.

Quần đảo Trường Sa thì tính chất tranh chấp khác với Hoàng Sa. Đây là một quần đảo nằm giữa Biển Đông ngoài EEZ và thềm lục địa Việt Nam.

Tranh chấp ở đây là giữa Việt Nam và Trung Quốc khi Trung Quốc xâm lược chiếm đảo Việt Nam đã xác lập chủ quyền năm 1988; giữa Việt Nam với Philipine, Đài Loan, Malaisia khi các đảo Việt Nam đã xác lập chủ quyền bị chiếm trước năm 1975.

Như vậy, xung đột nóng chỉ có thể xảy ra từ khu vực tranh chấp này, khi Trung Quốc thực hiện âm mưu chiếm các đảo trên quần đảo Trường Sa đã được Việt Nam xác lập chủ quyền.

Từ “tự do hàng hải”?

Phổ bản đồ tuyến hàng hải đông đúc nhất (đường màu xanh) và cảng bận rộn nhất (đốm màu đỏ) trong và xung quanh Biển Đông.

Phổ bản đồ tuyến hàng hải đông đúc nhất (đường màu xanh) và cảng bận rộn nhất (đốm màu đỏ) trong và xung quanh Biển Đông.

Nếu như xung đột nóng trên Biển Đông vì nguyên nhân tự do hàng hải thì chỉ có thể là cuộc đối đầu giữa Mỹ và liên minh với Trung Quốc, nhưng liệu có chắc đó là nguyên nhân như chúng ta tưởng, phán đoán lâu nay?

Rất nhiều ý kiến cho rằng Biển Đông là tuyến hàng hải quan trọng của thế giới đặc biệt là của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn quốc…khi với lưu lượng hàng hóa hơn 5000 tỷ USD qua đây mỗi năm.

Nhiều chính khách, nguyên thủ quốc gia cho rằng, nếu xung đột quân sự xảy ra trên Biển Đông “sẽ làm gián đoạn dòng hàng hóa khổng lồ này và nhiều nền kinh tế không chỉ trong khu vực mà cả thế giới đều phải gánh chịu hậu quả khôn lường …”.

Hiện nay, ngay cả vị tướng nghỉ hưu, chiến lược gia vẫn cho rằng:

“Biển Đông là một con đường hàng hải tấp nập nhất của quốc tế. Hàng ngày có 1/4 tàu vận tải cỡ lớn của thế giới đi qua. Nếu tính cả tàu quân sự thì bình quân mỗi ngày có hàng ngàn chiếc đi qua đây.

Tất cả tàu chở dầu từ vịnh Ba Tư qua Ấn Độ Dương, đi qua eo Malacca để đi lên Đông Bắc Á đều đi qua Biển Đông. Cái yết hầu là chỗ này!

Biển Đông không chỉ là vùng có quyền lợi gắn bó với các nước xung quanh, mà còn liên quan quyền lợi của các nước lớn như Mỹ, Nga, Nhật, kể cả Ấn Độ vì hàng hóa của họ đều đi qua đây. Cho nên tại sao tranh chấp ở Biển Đông lại trở thành cuộc tranh chấp của Mỹ, Nhật, Nga, Ấn Độ và ASEAN là vì vậy…”

Rõ ràng, đó là sự thổi phồng tính quan trọng sống còn của tuyến hàng hải trên Biển Đông mà thôi. Thực tế, Biển Đông, đơn giản chỉ là tuyến hàng hải ngắn nhất, do đó, kinh tế nhất mà thôi.

Biển Đông và eo biển Malacca không có sự đặc biệt như eo biển Hormuz hay eo biển Bosphorus, nghĩa là không có tính “độc đạo”.

Nếu phong tỏa Biển Đông và đóng cửa eo biển Malacca thì Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn không bị ảnh hưởng lớn trên tuyến hàng hải đến từ Ấn Độ dương.

Khi đó, Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ đi tuyến khác qua 3 eo biển dự phòng (Lombok, Sunda, Makassar) và thời gian trung bình cho các loại tàu thương mại chỉ tăng thêm 2 ngày so với khi đi qua Malacca. Riêng Nhật Bản thì giá vận chuyển trong cả năm sẽ tăng ước tính không quá 1% GDP.

Australia giao thương cũng chủ yếu với Trung Quốc nên miễn nhiễm với sự phong tỏa.

Vậy, Nhật Bản sẽ chiến tranh với Trung Quốc vì thời gian 2 ngày đi biển và vì mất 1% GDP hay không? Nhật Bản không điên rồ.

Với Trung Quốc, các tuyến hàng hải trên Biển Đông là rất nhiều và đặc biệt là tuyến hàng hải bên ngoài “đường chính khúc” mà Trung Quốc vẽ ra. Các học giả Trung Quốc cũng đã từng cho rằng, Biển Đông là "đường sinh mạng" của Trung Quốc.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã không “bỏ tất cả trứng trong một giỏ”, họ đã có nhiều mạng lưới thay thế để vận chuyền năng lượng, hàng hóa như tuyến đường ống, đường sắt, cầu cảng, trong và ngoài Trung Quốc mà không cần đến Biển Đông khi có sự cố.

Nếu Trung Quốc không thể bóp nghẹt Nhật Bản bằng phong tỏa hàng hải trên Biển Đông thì Mỹ và liên minh cũng không thể chốt chặn nguồn năng lượng đến Trung Quốc bằng cách đóng eo biển Malacca, Lombok và phong tỏa Biển Đông.

Như vậy, điều rút ra là, nếu như cho rằng, Biển Đông sẽ nổ ra xung đột nóng vì tự do hàng hải (phong tỏa và chống phong tỏa) là thiếu cơ sở xác đáng. Điều kiện và tình huống là không đủ để xảy ra xung đột nóng.

Có thể nói, dự báo những nguyên nhân xảy ra xung độ quân sự trên Biển Đông chính xác là tối quan trọng vì nó ảnh hưởng lớn đến sự chuần bị đối phó, ngăn chặn, răn đe…và đặc biệt là tư tưởng, phương án tác chiến trong chiến lược phòng thủ.

Sự “cọ xát” địa chính trị bởi Trung Quốc-Mỹ trên Biển Đông

Như đã phân tích ở trên thì vấn đề "tự do hàng hải" trên Biển Đông (là nguyên nhân để Mỹ can thiệp vào Biển Đông) lại không quan trọng gì với Mỹ, vậy thì Mỹ can thiệp vào Biển Đông nhằm mục đích gì? Căng thẳng đối đầu Trung-Mỹ sẽ đến giới hạn nào, có thỏa hiệp được không?...

Rõ ràng, Biển Đông là điểm mút chiến lược quân sự của Mỹ và cả Trung Quốc trong chiến lược Châu Á-TBD.

Trung Quốc tuyên bố lợi ích cốt lõi trong “đường chính khúc” với mục đích quân sự quan trọng là tạo ra một “khu đặc quyền quân sự”, một vị trí xuất phát tấn công của Hải quân ở Tây Thái Bình dương. Đặc biệt là nơi trú ẩn, phân tán của lực lượng tàu ngầm trong đó tàu ngầm mang đầu đạn hạt nhân chiến lược có sức răn đe cực lớn với Mỹ.

Tất nhiên, lợi ích kinh tế, quân sự của Trung Quốc lại xung đột với các nước trong khu vực trong đó có Việt Nam, mà phức tạp hơn, chính lợi ích quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông lại xung đột mạnh với lợi ích quân sự Mỹ trong chiến lược Châu Á-TBD.

Vì vậy, trong khi Trung Quốc tiến hành quân sự hóa các đảo trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì Mỹ trên danh nghĩa tuần tra bảo vệ tự do hàng hải, đã triển khai lực lượng quân sự trên Biển Đông và Tây Thái Bình dương.

Hành động can thiệp của Mỹ trên Biển Đông vừa qua thực chất là một cuộc chiến địa chính trị tại Tây Thái Bình dương, trong đó nội dung chủ yếu là thay đổi tư thế quân sự để kiểm soát, ngăn chặn từ xa hành động quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông.

Vì vậy, tình thế trên Biển Đông sẽ “nổi sóng” khi có sự “cọ xát” giữa 2 thế lực lớn là Trung Quốc và Mỹ. Một cuộc chiến tranh nóng Trung Quốc-Mỹ là khó xảy ra, nhưng do xung đột về lợi ích quân sự gắn liền với an ninh quốc gia nên sẽ không có sự thỏa hiệp.

Do đó, xu hướng cục diện địa chính trị khu vực chủ yếu tập trung xoay quanh trục cạnh tranh Trung-Mỹ. Một kiểu “chiến tranh nguội” trên Biển Đông là khó tránh khỏi.

Việt Nam phải có đối sách như thế nào trên Biển Đông cho phù hợp?

Theo Lê Ngọc Thống/Đất Việt

Chủ đề Biển đông

Đọc thêm

Tết sớm ở Trường Sa

Tết sớm ở Trường Sa

Khi những chuyến tàu rẽ sóng, vượt hàng trăm hải lý chở hàng tết đến với Trường Sa cùng những yêu thương đong đầy mà đất liền gửi gắm, ấy là lúc quân và dân nơi đây bắt đầu đón tết.
Đề án 06 - cuộc cách mạng chuyển đổi số

Đề án 06 - cuộc cách mạng chuyển đổi số

Sau 3 năm thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06), Hà Tĩnh được đánh giá là một trong những địa phương có cách làm hay, ghi dấu ấn, tạo tiền đề quan trọng trong cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Có một Trường Sa trù phú giữa trùng khơi!

Có một Trường Sa trù phú giữa trùng khơi!

Vượt hơn 200 hải lý, niềm mơ ước trong tôi về một lần được đặt chân đến quần đảo Trường Sa đã trở thành hiện thực. Trong tầm mắt tôi và các đồng nghiệp, hình ảnh một Trường Sa thân thương và căng tràn sức sống, hiên ngang giữa trùng khơi đã xua tan những mệt mỏi sau một hành trình dài lênh đênh trên biển cả.
Công an tỉnh Bolikhămxay chúc Tết Công an Hà Tĩnh

Công an tỉnh Bolikhămxay chúc Tết Công an Hà Tĩnh

Nhân dịp đón Tết cổ truyền của Việt Nam, thay mặt lãnh đạo Công an tỉnh Bolikhămxay (CHDCND Lào), Đại tá Khên Von Lo Văn Xay - Phó Giám đốc Công an tỉnh gửi đến cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Tĩnh lời chúc năm mới an khang, thịnh vượng.
Xuân biên cương ấm tình quân dân

Xuân biên cương ấm tình quân dân

Những người lính quân hàm xanh trên hai tuyến biên giới đang có nhiều hoạt động ý nghĩa, trách nhiệm hướng về Nhân dân khu vực biên giới để Tết cổ truyền nơi đây ấm áp, thắm đượm tình quân dân.