Giải đáp những vấn đề "nóng" của ngành giáo dục Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Những vấn đề "nóng" trong lĩnh vực GD&ĐT đã được đề cập sáng nay (10/8) tại buổi đối thoại giữa các sở, ngành liên quan với hơn 700 cán bộ, giáo viên bậc trung học ở Hà Tĩnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh cùng dự.

Tại buổi đối thoại, đội ngũ cán bộ, giáo viên được nghe Phó Chủ tịch UBND tỉnh thông tin về tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn; nghe lãnh đạo các ngành chức năng trả lời những vấn đề "nóng" liên quan đến ngành GD&ĐT Hà Tĩnh.

Giải đáp những vấn đề “nóng” của ngành giáo dục Hà Tĩnh

Thừa, thiếu giáo viên - không dễ điều chuyển

Đây là nhóm vấn đề “nóng” được các nhà trường, cơ sở giáo dục đặc biệt quan tâm. Liên quan đến vấn đề này, Trưởng phòng Công chức - viên chức Sở Nội Vụ Cù Huy Cẩm trao đổi: Thừa, thiếu giáo viên ở Hà Tĩnh là vấn đề cục bộ; việc điều chuyển hết sức khó khăn.

Giải đáp những vấn đề “nóng” của ngành giáo dục Hà Tĩnh

Tại buổi đổi thoại, đội ngũ cán bộ, giáo viên đã tổng hợp đưa ra 11 câu hỏi ở các nhóm vấn đề

Để bổ sung đội ngũ giáo viên còn thiếu, vừa qua, UBND tỉnh đã có quyết định phê duyệt cho các huyện, thành, thị tuyển dụng bổ sung 410 giáo viên ở bậc mầm non và tiểu học. Trên tinh thần đó, Sở Nội vụ cũng đã có công văn hướng dẫn các địa phương thực hiện. Căn cứ vào biên chế được tỉnh giao, trước đó, Sở đã phối hợp với sở, ngành liên quan rà soát ở các nhà trường. Việc tuyển dụng được căn cứ trên số biên chế tỉnh giao và tổng số hiện có nên khắc phục tình trạng thiếu, thừa rất khó.

Giải đáp những vấn đề “nóng” của ngành giáo dục Hà Tĩnh

Trưởng phòng Công chức - viên chức Sở Nội Vụ Cù Huy Cẩm: Vấn đề thừa, thiếu giáo viên ở Hà Tĩnh là vấn đề thừa, thiếu cục bộ

Thời gian qua, tỉnh đã có nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng dôi dư bằng cách chỉ đạo các huyện thành, thị tự điều chuyển nơi thừa đến nơi thiếu, bố trí dạy liên cấp đối với bộ môn đặc thù; giải quyết tinh giản biên chế; thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển giáo dục và sắp xếp bộ máy tinh giản hiệu lực, hiệu quả, giảm nhân viên hành chính, tăng đội ngũ giáo viên, tiếp tục không tiếp nhận giáo viên ngoại tỉnh. Ngoài việc tuyển đủ số chỉ tiêu đã được tỉnh đồng ý trong năm 2018, tỉnh giao các đơn vị sự nghiệp tiếp tục thực hiện chỉ tiêu lao động hợp đồng theo quy định để đảm bảo duy trì tốt việc dạy, học.

Đối với việc việc thu hút nhân tài ngành sư phạm, tỉnh đã có nhiều chính sách ưu tiên qua việc thực hiện Nghị quyết 72/2017/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về việc ưu tiên những người tốt nghiệp sư phạm loại giỏi, tuyển dụng đặc cách giáo viên. Ngoài chỉ tiêu tuyển dụng hàng năm, cho phép ngành Giáo dục được tuyển đặc cách thêm 20% chỉ tiêu để bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao.

Huy động sức dân xây dựng cơ sở vật chất: Chờ ý kiến của tỉnh

Trả lời những thắc mắc của các cán bộ, giáo viên về việc thực hiện chủ trương xã hội hóa (XHH) giáo dục, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Lê Văn Lượng cho rằng: XHH giáo dục là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước để toàn dân, toàn xã hội tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.

Giải đáp những vấn đề “nóng” của ngành giáo dục Hà Tĩnh

Phó Giám đốc Sở KHĐT Lê Văn Lượng

Lâu nay, việc đầu tư CSVC cho giáo dục vẫn luôn được các cấp quan tâm. Giai đoạn 2016 - 2019, tổng nguồn kế hoạch đầu tư cho giáo dục gần 1.491,4 tỷ đồng, bao gồm ngân sách trung ương và địa phương, ngân sách lồng ghép từ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Trong 2 năm vừa qua, tỉnh đã triển khai hàng chục dự án, bổ sung hơn 350 phòng học kiên cố cho những vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn đảm bảo CSVC đáp ứng nhu cầu dạy học.

Dẫu vậy, ở một số trường học, một số hạng mục công trình nhà học chức năng, công trình vệ sinh xuống cấp, chưa đảm bảo. Vì thế, các trường cần rà soát trên cơ sở đã được quy hoạch, lập danh sách đề xuất với các sở ngành liên quan.

Về vấn đề huy động nguồn thu bổ sung CSVC hàng năm, sau khi dừng thu theo hướng dẫn liên ngành số 1702 ngày 30/7/2018, Thường trực Tỉnh ủy đã có thông báo số 683 về kết luận rà soát việc thu và quản lý sử dụng các khoản thu trong các trường mầm non và phổ thông. Hiện tại, UBND tỉnh đã giao Sở GD&ĐT chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan tham mưu thực hiện thông báo của Thường trực Tỉnh ủy.

Vì thế, trước mắt, đề nghị các trường sử dụng hiệu quả CVSC hiện có để tổ chức dạy, học bình thường. Đồng thời, chủ động rà soát nhu cầu CSVC để báo cáo UBND cấp xã, huyện. Khi có hướng dẫn của UBND tỉnh các địa phương mới triển khai việc thực hiện huy động.

Giải đáp những vấn đề “nóng” của ngành giáo dục Hà Tĩnh

Đại diện lãnh đạo Sở Tài chính giải đáp vấn đề về nguồn kinh phí chi thường xuyên

Đối với những băn khoăn về nguồn chi trả cho đội ngũ bảo vệ, lao đông, đại diện lãnh đạo Sở Tài chính trả lời: Sở Tài Chính cũng đã có công văn hướng dẫn số 3016 ngày 28/9/2015 chỉ đạo các xã phường, theo đó nguồn kinh phí này sẽ lấy từ nguồn ngân sách chi thường xuyên của giáo dục theo quy định tại văn bản số 1649 của Sở GD&ĐT.

Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ - chiến lược dài hơi

Những năm qua, chất lượng dạy, học ngoại ngữ trên địa bàn Hà Tĩnh bộc lộ những kết quả đáng lo ngại. Đối với bậc THPT, năm 2017, điểm trung bình môn ngoại ngữ ở Hà Tĩnh là 3,7; năm 2018 trung bình là 2,62. Đối với bậc THCS điểm bình quân thi tốt nghiệp chưa đạt trung bình và có sự phân hóa mạnh.

Trả lời về giải pháp khắc phục vấn đề này, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Quốc Anh cho rằng: Việc nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ cần chiến lược dài hơi. Sắp tới, ngành sẽ thực hiện việc dạy học theo khả năng thực tế của người học.

Giải đáp những vấn đề “nóng” của ngành giáo dục Hà Tĩnh

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Quốc Anh trả lời những nội dung liên quan tại buổi đối thoại

Nghị quyết 96 của HĐND tỉnh vừa ban hành có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh. Đó là việc triển khai đồng bộ chương trình tiếng Anh mới, bố trí đủ giáo viên tiếng Anh tiểu học theo chương trình mới; khuyến khích hợp đồng giáo viên nước ngoài; có chính sách hỗ trợ giáo viên tiếng Anh học tập nâng cao trình độ…

Chủ đề Kỳ thi THPT Quốc gia

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast