Con bắt đầu thương thương nhớ nhớ, làm gì đây?

Bỗng một ngày, các ông bố, bà mẹ phát hiện đứa con bé bỏng của mình ngày nào giờ đã biết nhớ thương một ai đó. Có những bậc phụ huynh chia sẻ cùng con cảm xúc đầu đời này nhưng cũng có những bậc phụ huynh lên tiếng cấm đoán gay gắt…

Con bắt đầu thương thương nhớ nhớ, làm gì đây?

Những phút giây đầu đời - Ảnh: Trúc Phương

Chị N.T.H., 40 tuổi, ngụ ở Q.Tân Bình, TP.HCM đã nổi giận đùng đùng khi phát hiện cô con gái đang học lớp 8 bắt đầu có tình cảm với một anh lớp 9 cùng trường, khi chị vô tình đọc được đoạn chat trên Facebook của con.

Hãy định nghĩa thành công theo những nội hàm của bản thân, đạt được nó bằng những nguyên tắc của chính mình và tạo dựng một cuộc đời mà bạn tự hào được sống như vậy.

Anne Sweeney (nữ doanh nhân người Mỹ, cựu chủ tịch Walt Disney)

Viết bản kiểm điểm vì thích anh lớp 9

Chị H. đã gọi con ra mắng té tát: "Mới tí tuổi, không lo học hành mà bày đặt yêu với đương. Con mà cứ muốn chơi với mấy anh lớn tuổi hơn thì rất dễ bị lợi dụng...". Chị H. luôn giáo dục con là tuổi con còn nhỏ nên chú tâm đến việc học, không nên nghĩ đến chuyện tình cảm sớm.

Mỗi lần nghe chị nói vậy, con chị đều "dạ dạ vâng vâng" một cách lễ phép. Kết quả học tập của con cũng khá tốt nên chị H. rất bất ngờ khi phát hiện con gái chị lại đang thích một anh chàng học lớp trên.

Không thể để con vướng vào chuyện tình cảm, sau khi mắng con xong, chị H. bắt con ngồi viết ngay một bản kiểm điểm nhận lỗi với nội dung được chị hướng dẫn viết: "Con đã tự nhận ra lỗi của mình khi tuổi đang còn nhỏ mà đã thích một anh lớp 9. Con hứa sau này sẽ chỉ lo đến việc học chứ không nghĩ đến chuyện tình cảm nữa...".

Thi thoảng, cứ mỗi khi thấy con hơi chểnh mảng, chị H. lại đem việc này ra như lời cảnh báo cho con chú tâm hơn vào việc học. Một thời gian, con gái chị đang từ một cô bé vui vẻ nay chuyển sang trầm tư, im lặng.

Sau lần phải viết bản kiểm điểm đó, con rất ít khi nói chuyện với mẹ. Con sống thu mình hơn, đặc biệt không thích đi chơi hay đi ăn với cùng gia đình nữa. Tình cảm "thích" đầu đời của con vốn rất trong sáng đã bị mẹ coi như một "lỗi lầm" cần sửa chữa.

Chúng ta không thể thay đổi những gì mình không biết, và một khi đã biết rồi, ta không thể không thay đổi.
Sheryl Sandberg (COO của Facebook)

Khác với quan điểm của chị H., nhiều bà mẹ thời nay có cái nhìn thực tế hơn, tâm lý hơn, hay cùng con trò chuyện. Theo họ, đó cũng là cách để con không dính chuyện tình cảm và khi con có lỡ thích ai đó, con cũng dễ dàng chia sẻ, mẹ khuyên nhủ con nghe hơn.

Có một thực tế hiện nay chuyện tình cảm của các em trong trường học khá nở rộ, khác hẳn với những thập niên trước.

Em P.T.P., học lớp 8 tại một trường điểm khá nổi tiếng của TP kể với mẹ là hôm nay học sinh các lớp trong trường con đều chạy đổ xô đến lớp học gần lớp con để xem một bạn trai học lớp 7 "tỏ tình" với một bạn lớp khác.

Chuyện bạn nào có bồ cũng được con kể tên vanh vách. Con còn kể những bạn có tình cảm với nhau nắm tay nhau công khai trước học sinh toàn trường. Trong ngôn ngữ, các con đã sử dụng những từ rất táo bạo như bạn K. "giật bồ" của bạn N., bạn H. "cặp" với bạn T....

Bất cứ điều gì bạn muốn trong đời, những người khác cũng sẽ muốn như vậy. Hãy đủ tin tưởng vào bản thân để chấp nhận ý tưởng bạn có quyền bình đẳng trong chuyện đó.
Diane Sawyer (nhà báo nữ nổi tiếng của Mỹ)

Cách các con thổ lộ tình cảm cũng đã mạnh dạn hơn nhiều so với thời của ba mẹ. Thời của ba mẹ thích ai thì cứ để trong lòng hoài.

Vì thế mới có hình ảnh "một gã khờ ngọng nghịu đứng làm thơ", chứ bây giờ các con sẽ bày tỏ: "Tớ thích bạn lắm", hoặc đưa tay lên làm hình trái tim mỗi lần gặp để truyền tải thông điệp "bạn là người trong trái tim của tớ"...

Ngỡ ngàng hơn, một số bà mẹ có con học lớp 4 tại một trường điểm ở Q.10 kể trong lớp đã có một số bạn thích nhau. Gần đây, cả lớp học của con còn xôn xao khi trong ngăn bàn của bạn G. có một lá thư trong đó có một trái tim màu đỏ và ba chữ tiếng Anh "I love you" được viết bởi một nét chữ trẻ em.

Đam mê là năng lượng. Hãy cảm nhận sức mạnh đó đến từ việc tập trung vào những gì kích thích đam mê của bạn.

Oprah Winfrey (nữ hoàng truyền hình, doanh nhân người Mỹ)

Ứng xử ra sao?

Học sinh học cấp I đã thích nhau, cấp II, cấp III còn phổ biến hơn. Vậy các bậc cha mẹ cần phải ứng xử thế nào khi con bắt đầu biết thương nhớ một ai đó? Theo một bạn trẻ, khi các bạn có tình cảm với một ai đó cũng rất muốn được chia sẻ với người khác.

Nếu như ba mẹ cởi mở, hiểu được tâm trạng của các bạn lúc đó, cho các bạn những lời khuyên thì rất tuyệt nhưng nếu các bậc cha mẹ chỉ tỏ vẻ nghiêm trọng, cấm đoán, la mắng thì các bạn sẽ không dám nói nửa lời.

Tình cảm tuổi học trò nếu được xác định tốt sẽ trở thành những ký ức khó quên trong cuộc đời mỗi con người.

Còn nếu tình cảm đi quá xa, để lại những hậu quả đáng tiếc thì đó không chỉ là lỗi lầm của con mà còn là lỗi lầm của ba mẹ khi không tạo được niềm tin để con có thể chia sẻ. Cách cư xử của ba mẹ khi biết con mình bắt đầu thương nhớ một ai đó sẽ ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của các bạn trẻ sau này.

Tôi đã học được rằng người ta sẽ quên những điều bạn nói, quên những việc bạn làm, nhưng người ta sẽ không bao giờ quên cách bạn khiến họ cảm thấy về bạn.
Maya Angelou (nhà văn, nhà thơ người Mỹ)

Hãy hiểu và lắng nghe con

Con bắt đầu thương thương nhớ nhớ, làm gì đây?

Các bạn trẻ ngày nay có cảm xúc với bạn khác giới khá sớm. Trong ảnh: góc lãng mạn của hai bạn trẻ - Ảnh: TRÚC PHƯƠNG

Chị L.H.T., 52 tuổi, ở Q.5, kể con gái chị xinh gái, học rất giỏi, luôn đứng đầu lớp một trường chuyên nổi tiếng của TP nhưng con cũng biết nhớ thương rất sớm. Suốt trong những năm học cấp II, cấp III con đều có nhiều bạn trai thích, bày tỏ tình cảm và cháu cũng từng thích nhiều bạn.

Năm con học lớp 11, vào một buổi chiều đi học về, con chạy ngay vào nhà nói với bà ngoại đang ở cùng gia đình chị: "Bà ơi! Cháu quyết định rồi, cháu sẽ lấy chồng". Chị L. vừa đi làm về, mẹ chị đã kể chuyện đó cho chị nghe với rất nhiều lo lắng. Bà ngoại không thể tưởng tượng ra được cô cháu gái xinh đẹp học giỏi, ba mẹ đều là tiến sĩ, con lại bất ngờ đòi cưới chồng sớm đến thế.

Chị L. nghe xong cũng cố tỏ ra bình tĩnh vì chị rất hiểu tính con. Nếu chị gay gắt ngay với con là không được làm như vậy, con chị sẽ làm ngược lại. Chị nhẹ nhàng nói với con rằng mẹ nghe bà nói con có ý định như thế. Mẹ thấy đây là chuyện quan trọng nên con cần suy nghĩ và tìm hiểu kỹ, còn khi con đã quyết định, mẹ sẽ ủng hộ.

Và chỉ một thời gian sau, con chị đã về nói không còn thích anh chàng đó nữa. Con gái chị giờ đã tốt nghiệp Trường ĐH Y dược TP.HCM loại giỏi và người bạn trai mà con chị chọn chuẩn bị kết hôn mới đây, được cả hai vợ chồng chị tin tưởng, tự hào.

Trong những tháng ngày cùng con trưởng thành, người làm mẹ dù cũng có những lúc "đứng tim, lo lắng" nhưng nếu biết lắng nghe con, hiểu con thì việc gì cũng có cách giải quyết.

Theo Tuổi trẻ

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast