Góp ý hoàn thiện chương trình nghệ thuật kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và 110 năm Ngày sinh anh Lý Tự Trọng

(Baohatinh.vn) - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Trần Thế Dũng và Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải đề nghị các tác giả, đơn vị liên quan phối hợp hoàn thiện kịch bản, xây dựng các chương trình nghệ thuật chỉn chu, bài bản, ý nghĩa.

aIMG_2520.jpg
Đại biểu tham dự cuộc họp.

Sáng 25/9, UBND tỉnh tổ chức họp nghe báo cáo kịch bản chương trình nghệ thuật tại Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Lý Tự Trọng và Lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng - Trưởng ban Chỉ đạo tổ chức các ngày lễ lớn cấp tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải chủ trì cuộc họp. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu - Phó Trưởng ban Chỉ đạo tổ chức các ngày lễ lớn cấp tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật cấp tỉnh và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan cùng dự.

Chương trình nghệ thuật chào mừng Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng do Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Hà Tĩnh chỉ đạo nội dung; NSƯT Ngọc Cẩm chỉ đạo nghệ thuật; tác giả kịch bản: NSND Nguyễn An Ninh; âm nhạc: Nghệ sỹ Quốc Dũng…

Chương trình gồm 3 chương: Tuổi nhỏ hoài bão lớn, Đường cách mạng và Sáng mãi tên anh.

aIMG_2536.jpg
NSND Nguyễn An Ninh trình bày kịch bản chương trình nghệ thuật tại Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng.

Nội dung chương 1 và chương 2 nói về khoảng thời gian gia đình Lý Tự Trọng cùng bà con rời quê hương sang Thái Lan sinh sống, sau đó được sang Trung Quốc học tập và hoạt động trong Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội. Trở về Việt Nam hoạt động năm 17 tuổi, để bảo vệ người đồng chí của mình, đồng chí Lý Tự Trọng đã rút súng lục bắn tên mật thám chết ngay tại chỗ. Đồng chí bị bắt và bị kết án tử hình.

Nội dung chương 3 phản ánh sự tiếp nối tinh thần, ý chí cách mạng đồng chí Lý Tự Trọng của thanh niên Việt Nam. Câu nói bất hủ của anh: “Con đường của thanh niên chỉ có con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác” là lời hiệu triệu cho lớp lớp thanh niên tiếp tục cống hiến, phát huy tinh thần cách mạng, nỗ lực xây dựng quê hương, đất nước.

aIMG_2543.jpg
Nhà văn Đức Ban góp ý kịch bản chương trình nghệ thuật tại Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã cho ý kiến về bố cục, nội dung, thời lượng các chương, số lượng ca khúc. Một số ý kiến cũng cho rằng, cần khai thác thêm các chi tiết về Lý Tự Trọng đọc truyện Kiều; góp ý về một số chi tiết về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của đồng chí Lý Tự Trọng; truyền tải thêm nội dung về truyền thống cách mạng của quê hương…

Cuộc họp cũng đã nghe kịch bản chương trình nghệ thuật Lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Chương trình do Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Hà Tĩnh tổ chức thực hiện; kịch bản văn học: nhà văn Phạm Đức Ban; kịch bản, dàn dựng, tổng đạo diễn: nhà viết kịch Vũ Hải. Chương trình nghệ thuật gồm 3 chương: Khởi nguồn; Y tông tâm lĩnh; Hà Tĩnh - ngày mới.

aIMG_2574.jpg
Nhà viết kịch Vũ Hải trình bày kịch bản chương trình nghệ thuật tại Lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Chương trình sử dụng các hình thức nghệ thuật dân gian và hiện đại, thể hiện cốt cách, phẩm giá, cuộc đời, sự nghiệp trước tác của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác từ thủa thiếu thời cho đến ngày từ giã cõi trần.

Chương trình nghệ thuật được sân khấu hóa, mang tính chuyên nghiệp, hài hòa hình thức dân gian và hiện đại; kết hợp ánh sáng và âm nhạc tạo hiệu ứng hoành tráng mà thơ mộng, trữ tình.

Xác định đây là chương trình nghệ thuật đặc biệt có quy mô lớn, các đại biểu đã tập trung góp ý về thời lượng, bố cục, câu từ sử dụng, tạo sự chỉn chu. Đại biểu cũng cho rằng, kịch bản cần làm rõ hơn thông điệp Hải Thượng Lãn Ông đã để lại cho hậu thế những gì ngoài y học; sự kế thừa, phát triển di sản của 2 tỉnh Hưng Yên, Hà Tĩnh; lồng ghép quảng bá hình ảnh du lịch, sản vật của huyện Hương Sơn, của Hà Tĩnh…

aIMG_2596.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải phát biểu tại cuộc họp.

Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải đã cho ý kiến cụ thể vào các chương trình nghệ thuật; đồng thời yêu cầu các sở, ngành và êkíp thực hiện tập trung hoàn thiện kịch bản đảm bảo chất lượng. Trong đó, với Lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sẽ có sự tham gia của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, vì vậy chương trình nghệ thuật phải được chuẩn bị bài bản, ấn tượng.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng nhấn mạnh, kịch bản phải tạo được sự sâu lắng, toát lên được ý nghĩa của chương trình nghệ thuật chào mừng Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng; đồng thời lan tỏa tinh thần của thanh niên Việt Nam, noi gương, tiếp nối truyền thống anh hùng liệt sĩ Lý Tự Trọng trong lập thân, lập nghiệp, xây dựng quê hương, đất nước.

aIMG_2565.jpg
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Trần Thế Dũng phát biểu chỉ đạo và góp ý vào kịch bản chương trình.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cũng lưu ý kịch bản cần bám sát tư liệu lịch sử; làm rõ nét hơn về truyền thống quê hương Việt Xuyên, quê hương Hà Tĩnh, cái nôi hình thành nên con người anh Lý Tự Trọng; lựa chọn các ca khúc phù hợp với chương trình…

Đối với sự kiện Lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy nhấn mạnh, cần xác định đây là sự kiện quan trọng cấp quốc gia, có sự tham gia của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và trao Nghị quyết vinh danh Hải Thượng Lãn Ông của UNESCO. Chương trình nghệ thuật cần thực hiện nghiêm túc, chỉn chu, xứng tầm.

Góp ý cụ thể vào chương trình nghệ thuật, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ cho rằng, cần làm rõ nét về khoảng thời gian đại danh y sinh ra, lớn lên và hình thành nên nhân cách tại quê hương Hưng Yên. Bên cạnh đó, cần làm nổi bật được những công lao, sự nghiệp, sự cống hiến của Hải Thượng Lãn Ông, không chỉ là một đại danh y, mà còn là nhà văn, nhà thơ, nhà văn hóa lớn. Chương trình cũng là dịp để khai thác tiềm năng, quảng bá, phát triển y học cổ truyền, thuốc nam và du lịch sức khỏe Hà Tĩnh.

aIMG_2569.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu phát biểu tại cuộc họp.

Thay mặt Ban Chỉ đạo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu - Phó Trưởng ban Chỉ đạo tổ chức các ngày lễ lớn cấp tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật cấp tỉnh đề nghị các tác giả kịch bản tiếp thu ý kiến của đại biểu, chú ý về bố cục, câu chữ, lựa chọn ca khúc phù hợp, xây dựng chương trình chỉn chu, hoàn thiện bài bản. Đề nghị các sở, ngành liên quan bám sát kế hoạch, tập trung triển khai các phần việc chuẩn bị chu đáo cho các sự kiện sắp tới.

Chủ đề Kỷ niệm 300 năm ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác

Chủ đề 110 năm ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng

Đọc thêm

Truyện ngắn: Thương câu ca cổ

Truyện ngắn: Thương câu ca cổ

Hân đẹp, cái đẹp của gái một con, mặn mà, nẩy nở. Đôi mắt lấp lánh, hàng mi cong, đặc biệt là nụ cười tươi duyên, làm biết bao gã đàn ông mê đắm...
Tản văn: Gõ nhẹ cánh cửa mùa...

Tản văn: Gõ nhẹ cánh cửa mùa...

Khi tôi khẽ đẩy cánh cửa, trong một sớm mai để đón chào một ngày mới, hơi lạnh nhẹ len theo màn sương mờ đục phả vào không gian cảm giác se sẽ...
Thành bại của 'Tấm Cám'

Thành bại của 'Tấm Cám'

Nhờ vào thương hiệu đã quá nổi tiếng, những bản chuyển thể/phóng tác của "Tấm Cám" phần lớn đều được đón nhận. Song, nội dung các tác phẩm trên vẫn còn gây tranh luận.
Những vần thơ day dứt sau thiên tai ở miền Bắc

Những vần thơ day dứt sau thiên tai ở miền Bắc

Bão số 3, lũ quét, sạt lở đã gây ra nhiều nỗi đau trên một số tỉnh thành miền Bắc. Cảm tác trước nỗi đau của đồng bào, nhiều tác giả ở Hà Tĩnh đã viết những bài thơ đầy xúc động...
Ký ức đêm hội trăng rằm

Ký ức đêm hội trăng rằm

Với trẻ em Việt Nam nói chung, Hà Tĩnh nói riêng, tết Trung thu luôn là một thế giới rực rỡ, thần tiên. Ký ức mỗi mùa trăng đã nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta lớn lên cùng năm tháng.
Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Những mùa Trung thu, tôi luôn nhận được quà của bà Chuột Bún là những chiếc bánh Trung thu thơm phức. Cũng từ đó, cái tên Chuột Bánh luôn đi liền với tình bạn thời tiểu học của tôi.
Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...