Trang trọng lễ cầu quốc thái dân an ở chùa Tượng Sơn

(Baohatinh.vn) - Đại lễ được tổ chức tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) hằng năm vào rằm tháng Giêng nhằm tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và cầu cho quốc thái dân an.

Tối 11/2 (tức 14/2 âm lịch), tại chùa Tượng Sơn, xã Sơn Giang, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Hương Sơn tổ chức đại lễ cầu quốc thái dân an và đêm hội hoa đăng.

bqbht_br_img-1238.jpg
Thượng tọa Thích Tâm Phương - Trưởng ban Nghi lễ Phật giáo tỉnh Hà Tĩnh, Trưởng ban Trị sự Phật giáo huyện Hương Sơn chia sẻ ý nghĩa về cầu sức khoẻ, cầu cho quốc thái dân an, Nhân dân an lạc và lòng biết ơn, tri ân về công lao to lớn của vị Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã cứu độ dân lành qua khỏi các cơn bệnh tật nguy nan.
bqbht_br_img-1242.jpg
Trong không khí tôn nghiêm và thành kính, các đại biểu và Nhân dân đã dâng hương, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các bậc tiền nhân; cầu nguyện quốc thái dân an, mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, Nhân dân an lành, no ấm, hạnh phúc; đất nước hưng thịnh, phát triển.
bqbht_br_img-1270.jpg
Lễ cầu an quốc thái dân an còn thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, hướng thiện và cùng nhau đoàn kết xây dựng quê hương, đất nước.
bqbht_br_img-1288.jpg
Sau lễ dâng hương, cầu quốc thái dân an, đại biểu cùng toàn thể Nhân dân, các tăng ni, phật tử...
bqbht_br_z6308606923556-b6edae610b290c9fbc161ced86480593.jpg
bqbht_br_z6308606879865-d9b26ac31bf5d4ff909523a46a9ccb5a.jpg
... thực hiện nghi lễ thả hoa đăng trên bến Rồng - sông Ngàn Phố.

Chùa Tượng Sơn là nơi gắn với cuộc đời và sự nghiệp của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Ông đã có nhiều đóng góp to lớn cho nền y học Việt Nam, để lại cho đời một bộ sách đồ sộ, quý giá: "Y tông tâm lĩnh” với hàng ngàn bài thuốc hay, phát hiện bổ sung thêm 350 vị thuốc mới để đồng nghiệp cùng thời và các thế hệ mai sau nghiên cứu, sử dụng.

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác mất ngày rằm tháng Giêng năm Tân Hợi 1791. Sau khi ông mất, để tỏ lòng biết ơn công lao to lớn của ông, Nhân dân trong vùng thường đến dâng hương, làm lễ cầu an, cầu sức khỏe tại chùa và khu mộ.

Chủ đề 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Đọc thêm

Thành Sen - "dấu son" trong lòng người Hà Tĩnh

Thành Sen - "dấu son" trong lòng người Hà Tĩnh

Từ một câu chuyện trong sử sách, tên gọi Thành Sen (Hà Tĩnh) đã ra đời và theo suốt dặm dài lịch sử của vùng đất này. Tên gọi ấy đã ăn sâu vào ký ức, trở thành niềm tự hào của nhiều thế hệ.
 Niềm vui tháng Bảy của nhiều gia đình liệt sỹ

Niềm vui tháng Bảy của nhiều gia đình liệt sỹ

Tháng 7 này trở nên đặc biệt hơn với nhiều gia đình liệt sỹ ở Hà Tĩnh khi phần mộ người thân được đưa về yên nghỉ nơi đất mẹ, khi tấm bằng “Tổ quốc ghi công” được trao tặng trang nghiêm, trọng thể.
Sáng mãi tinh thần thanh niên xung phong

Sáng mãi tinh thần thanh niên xung phong

Những ngày tháng Bảy, đất nước lại lặng mình trong những ký ức thiêng liêng về những năm tháng khói lửa. Trong dòng chảy lịch sử ấy, lực lượng TNXP Hà Tĩnh để lại nhiều dấu ấn hào hùng, góp phần viết nên bản hùng ca bất tử bằng sức trẻ và lòng yêu nước cháy bỏng.
Cụ bà U100 say mê Truyện Kiều

Cụ bà U100 say mê Truyện Kiều

Truyện Kiều có sức sống mãnh liệt trong văn học Việt Nam, phổ biến trong các tầng lớp nhân dân. Dù gần 100 tuổi, cụ Trần Thị Tám ở xã Hồng Lộc (Hà Tĩnh) vẫn thuộc và say sưa luận giải Kiều.
Có một "phố cổ" giữa lòng xã nhỏ nhất Hà Tĩnh

Có một "phố cổ" giữa lòng xã nhỏ nhất Hà Tĩnh

Giữa một vùng quê ven sông La - nơi được biết đến là xã nhỏ nhất của tỉnh Hà Tĩnh lại tồn tại một góc phố mang dáng dấp cổ kính, phảng phất hồn xưa như một “phố cổ Hà Nội” thu nhỏ.
Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Về thôn Phú Quý, xã Đông Kinh, tỉnh Hà Tĩnh. Dạo bước trên những tuyến đường bê tông nhựa rộng rãi, không chỉ cảm nhận được sự bình yên, trù phú mà còn thấy rõ sức sống mới của miền quê trù phú, xanh tươi 
Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Bằng nhiều cách tiếp cận và truyền tải linh hoạt, ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh đang nỗ lực làm mới công tác gia đình, để các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp tiếp tục được khơi dậy và lan tỏa trong cộng đồng.
Khi ví, giặm "chạy show"…

Khi ví, giặm "chạy show"…

Không còn đơn thuần xuất hiện trên sân khấu hội diễn tuyên truyền, dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh từng bước hiện diện trong các show diễn giải trí, chuyển hóa thành sản phẩm của công nghiệp văn hóa.
Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất mở đường, giúp đỡ người nghèo, tích cực trong các hoạt động của địa phương, anh Trương Quang Nghĩa, thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh) đã góp sức làm cho quê hương thay da đổi thịt.
Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên hiến máu, đến nay, ở độ tuổi 22, Hoàng Thị Hồng Thương (xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến 21 lần tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu.
Thuyết minh viên Đào Anh Tuân: Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Học Bác từ những điều bình dị, giản đơn để làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, hơn 20 năm nay, anh Đào Anh Tuân - Phó Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc và Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (Hà Tĩnh) trở thành người “kết nối” lịch sử nơi “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc.