Hai nhà du hành vũ trụ Mỹ thay thế các thiết bị xuống cấp của trạm ISS

Hai nhà du hành vũ trụ Mỹ ngày 29/3 đã bước ra khỏi Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), bắt đầu chuyến “đi bộ” dài hơi ngoài không gian để thay thế một số bộ phận trên hệ thống làm mát, cũng như nâng cấp một số thiết bị khác.

hai nha du hanh vu tru my thay the cac thiet bi xuong cap cua tram iss

Ảnh minh họa. (Nguồn: NASA)

Hai nhà du hành vũ trụ Mỹ ngày 29/3 đã bước ra khỏi Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), bắt đầu chuyến "đi bộ" dài hơi ngoài không gian để thay thế một số bộ phận trên hệ thống làm mát, cũng như nâng cấp một số thiết bị khác.

Theo thông báo của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), các kỹ sư Drew Feustel và Ricky Arnold sẽ ra ngoài không gian trong khoảng thời gian 6 giờ 30 phút. Đây là chuyến đi bộ ra ngoài ISS thứ 7 của nhà du hành Feustel và là chuyến đi thứ 3 của nhà du hành Arnold.

Nhiệm vụ của họ trong cuộc đi bộ ngoài không gian lần này là lắp đặt các thanh vịn gắn thiết bị liên lạc không dây, đồng thời thay thế một máy quay video và một số bộ phận đã xuống cấp của hệ thống làm mát trạm ISS.

Hai nhà du hành Feustel và Arnold mới được bổ sung vào đội ngũ phi hành đoàn của ISS vào ngày 23/3 vừa qua cùng đồng nghiệp người Nga Oleg Artemyev trên tàu vũ trụ Soyuz.

Với đội ngũ phi hành đoàn luân phiên, ISS nằm cách Trái Đất 400 km hoạt động như một phòng nghiên cứu sinh vật học, khoa học sự sống, khoa học vật liệu, cũng như quan sát hiện tượng thiên văn học và chuyển động của Trái Đất.

Trong khoảng 20 năm hoạt động vừa qua, ISS đã đón tiếp hơn 230 lượt phi hành gia tới từ hàng chục quốc gia trên thế giới. Các chuyên gia đã tiến hành hơn 200 cuộc đi bộ trong không gian, khoảng 1.760 các điều tra nghiên cứu và công bố hơn 1.200 nghiên cứu khoa học.

Theo Vietnamplus

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.