Với Hải Thượng y tông tâm lĩnh, Lê Hữu Trác đã góp phần quan trọng trong khơi nguồn cảm hứng, khởi tạo, kích hoạt, kết nối mối quan hệ, giao lưu văn hóa nói chung, y học cổ truyền nói riêng giữa Việt Nam với không chỉ Trung Quốc và các nước Đông Á mà còn với nhiều quốc gia khác.
Tuy trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, song rất đông người dân đã đổ về Quảng trường Thành Sen (TP Hà Tĩnh) dự lễ kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Cuộc đời, sự nghiệp và kế thừa những di sản quý báu mà Đại danh y Lê Hữu Trác để lại đã góp phần bồi dưỡng, nâng cao y đức cho đội ngũ thầy thuốc trong giai đoạn hiện nay.
Trước lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lễ Hữu Trác, khu mộ và tượng đài Đại danh y (ở xã Sơn Trung, Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã mang một diện mạo mới khiến nhiều du khách trong và ngoài tỉnh thán phục.
Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác là sự kết nối của Đông và Tây, của các phương pháp cổ truyền và khoa học tiến bộ, của cây cỏ và máy móc, là sự tương đồng và tấm lòng của những bậc lương y, là niềm say mê và trách nhiệm đối với khoa học của những nhà bác học.
Trong lịch sử Việt Nam có không ít danh nhân nổi tiếng sinh năm rồng. Nhân dịp xuân Giáp Thìn, cùng Báo Hà Tĩnh tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của 4 nhân vật lịch sử tuổi rồng ở miền quê núi Hồng - sông La.
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-1791) là một Đại danh y - nhà văn lớn - nhà văn hóa xuất sắc của dân tộc và Hà Tĩnh. Ông đã để lại cho hậu thế một khối di sản văn hóa đồ sộ, có giá trị sâu sắc, bền vững về nhiều mặt, về cơ bản được tập hợp trong bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” - công trình đồ sộ, được viết chủ yếu bằng chữ Hán, gồm 28 tập/66 quyển.
Bà Simona-Mirela Miculescu - Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO 42 vừa thông qua nghị quyết với bản danh sách gồm 53 danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử sẽ được UNESCO cùng vinh danh và cùng tham gia kỷ niệm, trong đó có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (Hà Tĩnh, Việt Nam).
Sáng 3/2, đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Thường trực Đỗ Xuân Tuyên dẫn đầu đã về dâng hương tưởng niệm 232 năm ngày mất Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác tại khu mộ và nhà thờ ở huyện Hương Sơn.
Tại lễ dâng hương tưởng niệm 232 năm ngày mất Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, lãnh đạo Bộ Y tế, tỉnh Hà Tĩnh thành kính tưởng nhớ, tri ân Đại danh y đã để lại cho hậu thế những di sản vô cùng quý giá; đồng thời nguyện hứa sẽ tiếp tục kế thừa, phát huy, nhân rộng các giá trị y đức, y đạo, y thuật mà ông đã để lại.
Cùng với đội ngũ thầy thuốc Hà Tĩnh, mỗi cán bộ, nhân viên Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh luôn tâm niệm những lời y huấn của Hải Thượng Lãn Ông trong hành nghề cũng như trong cuộc sống.
Hà Tĩnh đang tập trung hoàn tất các phần việc để tổ chức lễ hội Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác năm 2023 đảm bảo trang trọng, có tính giáo dục cao với các hoạt động ý nghĩa, hấp dẫn.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu khẳng định, qua đại dịch COVID-19, chúng ta càng ý thức hơn trong việc giữ gìn sức khỏe, quan tâm chăm lo đến công tác y tế, phòng, chống dịch và bài học về y đức, y đạo, y thuật của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ngày càng cần được phát huy, nhân rộng.
Trong rất nhiều niềm tự hào về quê hương Hương Sơn, tôi luôn dành niềm tự hào thành kính nhất về Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Dẫu đã đi xa 228 năm nhưng tâm tài của người trong y thuật lẫn văn chương vẫn còn vang mãi…