Hai trận mưa sao băng trong tháng 11

Đêm 4/11, một trận sao băng nhỏ có thể xuất hiện trên bầu trời. Sau đó, khoảng đêm 17 rạng sáng ngày 18, người yêu thiên văn có cơ hội chiêm ngưỡng thêm một trận mưa sao băng lớn hơn.

Vào đêm 4/11, người yêu thiên văn có cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng Taurids, một trận mưa sao băng nhỏ với khoảng 5-10 sao băng mỗi giờ.

Mưa sao băng Taurids diễn ra hàng năm từ ngày 7/9 đến ngày 10/12, đạt cực đại vào đêm ngày 4 tháng 11.

Điểm đặc biệt là mưa sao băng Taurids là sự xuất hiện của hai chùm riêng biệt. Chùm thứ nhất được tạo ra bởi các hạt bụi do Tiểu hành tinh 2004 TG10 để lại. Chùm thứ hai hình thành bởi các mảnh vụn do Sao chổi 2P Encke.

Thời điểm cực đại của mưa sao băng Taurids năm nay trùng với thời kỳ bán nguyệt nên việc quan sát có thể bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu kiên nhẫn và gặp điều kiện thời tiết thích hợp, người yêu thiên văn vẫn có thể chiêm ngưỡng được những sợi băng dài và đẹp.

Hai trận mưa sao băng trong tháng 11

Tháng 11 có hai trận sao băng nhỏ.

Sau mưa sao băng Taurids, người yêu thiên văn có thể chiêm ngưỡng mưa sao băng Leonids.

Được hình thành bởi các hạt bụi do sao chổi Tempel-Tuttle để lại, mưa sao băng Leonids diễn ra hàng năm từ ngày 6-30/11, đạt cực đại vào đêm 17 rạng sáng ngày 18 với khoảng 15 vệt sao băng mỗi giờ.

Thời điểm quan sát mưa sao băng Leonids năm nay trùng với thời điểm trăng lưỡi liềm nên điều kiện quan sát khá thuận lợi.

Thời điểm quan sát các trận mưa sao băng tốt nhất là sau nửa đêm, chọn nơi quang đãng, ít ánh sáng đèn và ô nhiễm không khí. Lưu ý, xem thời tiết nếu có ý định quan sát.

Mưa sao băng là hiện tượng thiên văn thường gặp hơn so với nhiều hiện tượng thiên văn khác. Mỗi năm người yêu thiên văn có cơ hội chiêm ngưỡng hơn chục trận mưa sao băng. Trong đó, lớn nhất là mưa sao băng Perseids diễn vào tháng 8 hàng năm và mưa sao băng Geminids diễn ra vào tháng 12 hàng năm. Thời điểm cực đại, hai trận mưa sao băng này có thể đạt 60-80 vệt sao băng/giờ.

Theo Tiền phong

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.