Hình ảnh một Chính phủ kiến tạo, vì dân ngày càng hiện hữu rõ nét

Trong phiên họp toàn thể tại Hội trường sáng 2/11, Quốc hội đã tiến hành thảo luận về nội dung kinh tế-xã hội, tái cơ cấu kinh tế.

hinh anh mot chinh phu kien tao vi dan ngay cang hien huu ro net

Đại biểu Ma Thị Thúy (Tuyên Quang). Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu thảo luận tại phiên họp, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ đồng tình với Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội năm 2016 và nhiệm vụ năm 2017 được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày tại Quốc hội cũng như Báo cáo của Chính phủ về Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020.

Các đại biểu cho rằng, triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2016 - năm đầu thực hiện Kế hoạch 5 năm 2016-2021, bên cạnh những thuận lợi, đất nước ta phải đối mặt, ứng phó với nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có những khó khăn về thị trường xuất khẩu, giá một số mặt hàng chủ lực xuống thấp; thiên tai, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn gây ra những tác động tiêu cực đến đời sống và sản xuất của nhân dân…, song với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và cộng đồng doanh nghiệp, nhất là những giải pháp chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, tình hình kinh tế-xã hội năm 2016 tiếp tục chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực. Đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 11/13 chỉ tiêu; kinh tế vĩ mô ổn định; lạm phát được kiểm soát; các cân đối lớn cơ bản được bảo đảm; các khó khăn cho sản xuất kinh doanh được tập trung tháo gỡ; tái cơ cấu kinh tế đạt được những kết quả bước đầu tích cực; các giải pháp bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội được triển khai đồng bộ, toàn diện; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững…

“Những kết quả đạt được về kinh tế-xã hội trong năm 2016 có ý nghĩa hết sức quan trọng; khẳng định sự nỗ lực rất lớn trong chỉ đạo điều, điều hành của Chính phủ. Hình ảnh của một Chính phủ kiến tạo, vì dân ngày càng hiện hữu rõ nét”, đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) nhận xét.

hinh anh mot chinh phu kien tao vi dan ngay cang hien huu ro net

Đại biểu Trần Đăng Ninh (Hòa Bình). Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cũng nhận xét về báo cáo kinh tế-xã hội của Chính phủ, đại biểu Cao Thị Xuân (Thanh Hóa) cho rằng, “những nội dung trong Báo cáo kinh tế-xã hội được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày tại Quốc hội rất sát thực, trực diện về các vấn đề kinh tế-xã hội. Cử tri và nhân dân cả nước rất tin tưởng vào quyết tâm của Chính phủ trong công tác chỉ đạo, điều hành, trong xây dựng Chính phủ trong sạch, liêm chính, minh bạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Đồng thời, đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm hơn nữa đến việc thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cho phát triển bền vững; quan tâm nhiều hơn đến chăm lo cho đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa; không ngừng thu hẹp khoảng cách phát triển, khoảng cách giàu nghèo giữa các dân tộc, vùng miền.

Đồng quan điểm nêu trên, đại biểu Lê Công Đình (Long An) đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương tiếp tục chú trọng thu hút doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn. Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch, trong đó tháo gỡ khó khăn trong thực hiện chủ trương về tích tụ ruộng đất để tạo những cánh đồng mẫu lớn cho ứng dụng khoa học-công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa; thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, chất lượng cao, hướng tới thị trường xuất khẩu; thúc đẩy sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm gắn liền với vấn đề về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm…

Các đại biểu Hoàng Huy Chinh (Bắc Kạn), Ma Thị Thúy (Tuyên Quang); Trần Đăng Ninh (Hòa Bình) và nhiều ý kiến đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng; rà soát, xử lý nghiêm các doanh nghiệp gây ô nhiễm; có các giải pháp đột phá cho thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm được mục tiêu tăng trưởng đã được đề ra cho năm 2016; kiểm soát tốt lạm phát theo mục tiêu; quyết liệt hơn nữa trong chỉ đạo triển khai tái cơ cấu nông nghiệp gắn liền với xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người nông dân; bảo đảm sự hợp lý, hiệu quả trong phân bổ ngân sách Trung ương; tiếp tục dành ưu tiên đầu tư cho phát triển giáo dục-đào tạo; làm tốt công tác quy hoạch; tiếp tục chủ động trong hội nhập quốc tế, nhất là hội nhập kinh tế quốc tế, tận dụng tối đa những lợi thế từ các hiệp định thương mại tư do mà Việt Nam đã ký kết với các đối tác.

hinh anh mot chinh phu kien tao vi dan ngay cang hien huu ro net

Đại biểu Phùng Văn Hùng (Cao Bằng). Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trong phát triển kinh tế-xã hội, nhiều đại biểu cho rằng, các cấp, các ngành cần quan tâm, chủ động hơn trong công tác cung cấp thông tin cho báo chí, dư luận nhằm tạo sự đồng thuận xã hội trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội. Song đi liền với đó cần phải tăng cường công tác quản lý nhà nước về thông tin truyền thông; xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động báo chí, xuất bản; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng.

“Công tác quản lý nhà nước về thông tin truyền thông phải được quan tâm, tăng cường. Tránh các thông tin nhiễu loạn, không đúng sự thật, xuyên tạc sự thật, thêu dệt… làm ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội…”, đại biểu Cao Đình Thưởng (Phú Thọ) nêu vấn đề.

Ngoài ra, vấn đề ưu tiên bố trí vốn cho các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; bảo vệ môi trường sinh thái; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; kiểm soát chất cấm trong nông nghiệp; việc tiếp tục hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật; xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp; tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ, thanh tra, kiểm tra công vụ, xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, vi phạm pháp luật; đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bảo đảm an ninh-quốc phòng... cũng là những vấn đề lớn được nhiều địa biểu Quốc hội đề cập, nêu vấn đề.

hinh anh mot chinh phu kien tao vi dan ngay cang hien huu ro net

Đại biểu Lê Quân (Hà Nội). Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, ý kiến của nhiều đại biểu cho rằng, hoạt động tái cơ cấu kinh tế thời gian qua đã đạt được một số kết quả bước đầu tích cực với các trọng tâm là tái cơ cấu đầu tư công, các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

Cùng quan điểm khẳng định những kết quả tích cực nêu trên, đại biểu Phùng Văn Hùng (Cao Bằng) cho rằng trong tái cơ cấu vẫn còn những hạn chế, yếu kém nhất định; một trong những nguyên nhân của hạn chế, yếu kém là chưa thực sự tạo được nhận thức đầy đủ từ Trung ương đến địa phương; nhiều bộ, ngành, địa phương có xây dựng đề án tái cơ cấu nhưng còn mang nặng tính hình thức; nhiều địa phương coi tái cơ cấu là việc của Trung ương...

Từ nhận định nêu trên, đại biểu Phùng Văn Hùng (Cao Bằng) đề nghị Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo quyết liệt tái cơ cấu kinh tế; phải thực sự tạo được chuyển biến trong nhận thức, hành động, trong phát huy vai trò, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện tái cơ cấu kinh tế.

Bên cạnh nguồn lực đầu tư của Nhà nước, đại biểu Phùng Văn Hùng (Cao Bằng), đại biểu Lê Quân (Hà Nội) và một số đại biểu đề nghị cần có các chính sách hiệu quả hơn trong thu hút các nguồn lực xã hội tham gia thực hiện tái cơ cấu kinh tế và Nhà nước phải thực sự làm tốt vai trò kiến tạo, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, bình đẳng để thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, thực hiện các mục tiêu phát triển.

“Để bảo đảm hơn nữa tái cơ cấu kinh tế, tôi đề nghị Quốc hội ra một nghị quyết riêng về vấn đề này để thúc đẩy; đề nghị Chính phủ thành lập một cơ quan chuyên trách ở Trung ương và các địa phương cũng thành lập cơ quan chuyên trách để chỉ đạo về tái cơ cấu kinh tế”, đại biểu Phùng Văn Hùng kiến nghị.

Đại biểu Phạm Phú Quốc (TPHCM) cho rằng, tái cơ cấu phải luôn đồng hành với bảo đảm phát triển bền vững, nâng cao đời sống nhân dân, bảo vệ tốt môi trường sinh thái và tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 phải được thực hiện với tinh thần quyết liệt, đồng bộ; điều này cũng phù hợp với quan điểm của Thủ tướng về một Chính phủ kiến tạo, hành động.

Theo Nguyễn Hoàng/chinhphu.vn

Đọc thêm

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và đọc Diễn văn kỷ niệm.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) diễn ra lễ kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ kỷ niệm.
Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Sáng 19/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác báo chí năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và trao giải Búa Liềm vàng cấp tỉnh lần thứ XII – năm 2024.