Hồ Chí Minh - người sáng lập, nhà báo vĩ đại của báo chí cách mạng Việt Nam

(Baohatinh.vn) - Hồ Chí Minh là nhà báo khai sinh ra nền báo chí cách mạng, một cây bút sắc sảo, một nhà báo lỗi lạc của cách mạng Việt Nam và tầm cỡ quốc tế.

Bằng sự quan sát tinh tường, tìm hiểu nghiên cứu và trải nghiệm trong thực tiễn cuộc sống, Hồ Chí Minh đã tích lũy cho mình một khối lượng kiến thức đồ sộ. Trong đó, Người xem việc viết báo, đọc báo là một công cụ tuyên truyền, là kho tư liệu quý của người làm cách mạng.

Hồ Chí Minh - người sáng lập, nhà báo vĩ đại của báo chí cách mạng Việt Nam

Báo Nhân đạo đăng toàn văn Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. Ảnh: Tư liệu

Chính nhờ đọc báo mà tháng 7/1920, Người bắt gặp được “Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của V.I. Lê-nin trên báo L’Humanité (Nhân Đạo) của Pháp. Ngồi một mình trong buồng mà Người nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”.

Nhận thức được tầm quan trọng của báo chí, từ những năm 20-30 của thế kỷ trước, Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp viết rất nhiều bài báo đăng ở các báo và tạp chí của các nước như Pháp, Liên Xô, Trung Quốc… Người đã sáng lập ra hàng chục tờ báo để “tố cáo thực trạng ở Việt Nam, ở Đông Dương”.

Năm 1922, Người lập ra tờ báo “Người cùng khổ”, một tờ báo cách mạng mang tính quốc tế nhằm nêu lên cho thế giới biết nỗi cơ cực của người lao động là do bị áp bức bóc lột. Thật là đặc biệt, Nguyễn Ái Quốc vừa là chủ bút, vừa là biên tập, vừa là phóng viên, vừa là người bán báo. Người đã tìm cách chuyển được báo “Người cùng khổ” qua tay các thủy thủ, vượt đại dương về truyền bá trong nước để khơi dậy lòng yêu nước và tinh thần cách mạng của đồng bào.

Hồ Chí Minh - người sáng lập, nhà báo vĩ đại của báo chí cách mạng Việt Nam

Le Paria (Người cùng khổ) - Tờ báo cách mạng đầu tiên do Bác Hồ sáng lập.

Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) mở lớp huấn luyện cho thế hệ cán bộ đầu tiên của cách mạng Việt Nam, thành lập tổ chức “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội” và cho ra đời tờ báo “Thanh niên” - cơ quan ngôn luận của hội. Báo “Thanh niên” ra số đầu vào ngày 21/6/1925, đến tháng 4/1927, tờ báo xuất bản được 88 số bằng tiếng Việt.

Tháng 12/1926, Người lập ra báo “Công nông”; tháng 2/1927, lập báo “Lính kách mệnh”. Những tờ báo do Người sáng lập đều có tiêu chí chung là lên án chủ nghĩa thực dân, kêu gọi đồng bào đứng lên đấu tranh giành độc lập; công cụ để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Cách mạng tháng Mười Nga và đất nước Liên Xô… chuẩn bị cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 6/1930, Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra “Tạp chí đỏ” góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền đường lối cách mạng sau khi thành lập Đảng.

Đến năm 1941, Hồ Chí Minh về nước chủ trì Hội nghị Trung ương đề ra đường lối chiến lược với mục tiêu giành độc lập dân tộc. Sau khi “Mặt trận Việt Minh” ra đời, Người đã chỉ đạo lập ra các tờ báo “Việt Nam độc lập” và “Cứu quốc”. Các tờ báo này là cơ quan ngôn luận của Đảng, của mặt trận Việt Minh đã góp phần quan trọng trong việc thức tỉnh tinh thần yêu nước của đồng bào đứng lên đấu tranh trong giai đoạn khó khăn của thời kỳ tiền khởi nghĩa và chớp thời cơ đứng lên giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám.

Hồ Chí Minh - người sáng lập, nhà báo vĩ đại của báo chí cách mạng Việt Nam

Bác Hồ đọc báo Nhân dân. Ảnh Tư liệu

Nước nhà giành được độc lập, biết bao công việc bộn bề nhưng Hồ Chí Minh vẫn viết báo và đọc báo đều đặn. Từ năm 1951, Báo “Sự thật” đổi tên thành Báo “Nhân dân” (số ra đầu tiên vào ngày 11/3/1951) là cơ quan ngôn luận chính thức, gần gũi, sâu rộng và thiết thực với đồng bào cả nước. Hồ Chí Minh là người thường xuyên đọc và là cộng tác viên rất đắc lực của Báo Nhân dân.

Tính từ ngày 11/3/1951 - 1/6/1969, Báo Nhân dân đã đăng 1.205 bài viết của Người với 23 bút danh. Người đọc Báo Nhân dân và các báo, tạp chí, ghi chép tỉ mỉ, quan tâm đến những bài viết, những thông tin cập nhật liên quan đến các địa phương, các lĩnh vực, các tập thể, cá nhân làm việc tốt, có cách làm hay, để kịp thời động viên, biểu dương khen thưởng. Nếu ở đâu đó, cá nhân hay tập thể làm sai hoặc không làm hết trách nhiệm được phản ánh trên báo thì Người nhắc nhở, phê bình. Người cũng đích thân động viên, góp ý đối với các báo, kịp thời biểu dương hoặc yêu cầu báo tiếp thu, sửa chữa những sai sót để có chất lượng hơn. Chính Người yêu cầu các báo phải có dòng chữ: “Hoan nghênh bạn đọc phê bình báo” vào hàng cuối của trang nhất tờ báo.

Hồ Chí Minh - người sáng lập, nhà báo vĩ đại của báo chí cách mạng Việt Nam

Bác Hồ tại Đại hội III Hội Nhà báo Việt Nam. Ảnh: Tư liệu.

Hồ Chí Minh có được một lượng kiến thức phong phú và tư duy sáng tạo uyên bác, một phần là nhờ đọc sách báo. Là bạn đọc, là cộng tác viên của nhiều báo và tạp chí, Người không có thẻ nhà báo, nhưng là một nhà báo vĩ đại. Người cho rằng, cầm bút viết báo cũng là cầm vũ khí để chiến đấu. Người căn dặn những người làm báo: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng, cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén. Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần tu dưỡng đạo đức cách mạng”. Người cho rằng, bản lĩnh nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức và trách nhiệm xã hội của nhà báo là: “Trước khi viết phải tự đặt ra câu hỏi: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết như thế nào?”.

Hồ Chí Minh - người sáng lập, nhà báo vĩ đại của báo chí cách mạng Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập báo chí cách mạng Việt Nam. Ảnh: Tư liệu

Tự hào cho đội ngũ những người làm báo Việt Nam có được tấm gương nhà báo Hồ Chí Minh. Chúng ta học tập được rất nhiều điều ở Bác từ sự nghiệp làm báo cách mạng cho đến những điều cụ thể về nghiệp vụ báo chí như mục đích viết, phong cách viết, tính trung thực, tính khách quan, đặc biệt là động cơ và ý thức của người làm báo. Có thể nói, viết báo và đọc báo là tài sản vô giá mà Hồ Chí Minh để lại không chỉ đối với các thế hệ làm báo, mà còn có ý nghĩa thời sự cho mọi người chúng ta trong việc nắm bắt, tích lũy và định hướng xử lý thông tin trong điều kiện bùng nổ thông tin và những diễn biến phức tạp, đa chiều của xã hội hiện nay.

Đọc thêm

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Kế thừa quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và thực tiễn đất nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng có nhiều phát biểu chỉ đạo, thể hiện sự trăn trở, quyết tâm chính trị của người đứng đầu đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Mỗi thanh niên Hà Tĩnh là một "đại sứ" du lịch

Mỗi thanh niên Hà Tĩnh là một "đại sứ" du lịch

Không chỉ linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện các công trình, phần việc, thanh niên Hà Tĩnh còn tích cực tích lũy kiến thức nhằm hướng tới mục tiêu trở thành những hướng dẫn viên, “đại sứ” du lịch.
Vì sao là Vĩ tuyến 17?

Vì sao là Vĩ tuyến 17?

Vĩ tuyến 17 - nơi ghi dấu nỗi đau chia cắt Nam-Bắc gần 21 năm cũng là nơi tỏa sáng niềm tin bất diệt vào hòa bình, thống nhất của lịch sử đấu tranh bất khuất trước thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc Việt Nam. Vì sao vĩ tuyến 17 lại được lựa chọn để gánh vác một phần lịch sử bi hùng của đất nước? Lật lại những trang lịch sử Ngoại giao Việt Nam, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn sự lựa chọn này của lịch sử 70 năm về trước.
Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Người sống có liêm sỉ, danh dự là người trung hiếu, tiết nghĩa. Đó là nền tảng đạo đức của con người chân chính. Đối với người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, liêm sỉ, danh dự lại càng phải luôn luôn được coi trọng.
Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Cách đây 70 năm, trải qua tám phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp cùng hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương và đa phương, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Ðông Dương được ký kết, với ba Hiệp định đình chỉ chiến sự riêng rẽ ở Việt Nam, Lào, Campuchia. Ngày 21/7/1954, các bên tham gia đã đồng thuận đưa ra Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị Geneva. Ba Hiệp định đình chỉ chiến sự ở ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị là những văn kiện pháp lý quốc tế đa phương đầu tiên của nước ta.
Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lại lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đồng chí đã vào cõi vĩnh hằng, mỗi cán bộ đảng viên hãy biến nhận thức thành hành động cách mạng thiết thực, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, chức vụ càng cao trách nhiệm càng lớn, ảnh hưởng càng rộng thì việc giữ gìn danh dự, uy tín cho mình, cho Đảng càng có ý nghĩa quan trọng.
Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm Trưởng ban Lễ tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.
Kỷ niệm những lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm những lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần về thăm và làm việc tại Hà Tĩnh. Khi còn là lãnh đạo ở huyện Can Lộc, rồi ngành VH-TT&DL tỉnh, tôi được phép nhiều lần tham gia đón tiếp, gần gũi Tổng Bí thư. Mỗi lần gặp như thế đều để lại trong tôi những kỷ niệm đẹp...