Một trong những dụng cụ làm bếp được sử dụng nhiều nhất chính là cái thớt. Và bất kể loại thớt mà bạn sử dụng làm bằng nhựa hay gỗ, thì việc rửa thớt vẫn là công đoạn... khó chịu nhất.
Nhưng bạn rửa thớt bằng cách nào? Sử dụng xà phòng rửa bát, xả nước chà thật lực, giống như khi rửa bất kỳ các loại chén bát nào khác? Theo Stephanie C. từ trang Mirror, thì đó là một sai lầm lớn.
Thớt là nơi xử lý tất cả mọi thứ.
Hãy nhớ rằng, thớt là thứ sử dụng để chuẩn bị rất nhiều nguyên liệu khác nhau: thịt sống, rau củ quả, cá... Vậy nên, có thể hiểu thớt chính là thứ dễ nhiễm khuẩn nhất.
Trên thực tế, đã từng có một nghiên cứu chỉ ra rằng thớt chứa lượng vi khuẩn lớn gấp 2 lần so với một cái... bồn cầu. Trong đó, có cả vi khuẩn bên trong phân người nữa. Do vậy, việc rửa thớt không thể đơn giản như bát đĩa bình thường được.
Stephanie cho biết, các loại xà phòng rửa bát thông thường gần như không có tác dụng khi rửa thớt. Nguyên nhân là vì bề mặt thớt có nhiệt độ khá lạnh, kể cả khi được rửa bằng nước nóng cũng khó lòng đem lại hiệu quả. Điều đó có nghĩa rằng vi khuẩn vẫn lẩn khuất trong thớt, và sẵn sàng gây bệnh cho chúng ta.
Giải pháp được đưa ra là sử dụng những hợp chất tẩy rửa chuyên dụng mạnh hơn. Theo Stephanie, bạn có thể ngâm thớt trong hỗn hợp nước - thuốc tẩy, nước diệt khuẩn cho đồ dùng nhà bếp sau mỗi lần sử dụng, để đảm bảo bề mặt thớt được khử trùng sạch sẽ. Trong đó, tỉ lệ an toàn là nửa muôi thuốc tẩy cho 1 lít nước.
Bạn có thể sử dụng giấm nguyên chất, chanh hay muối để làm sạch mặt thớt.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng giấm nguyên chất, chanh hay muối để làm sạch mặt thớt. Cụ thể, bạn đổ giấm nguyên chất lên cả hai mặt của thớt rồi dùng khăn giấy lau khô.
Hoặc bạn có thể dùng miếng chanh đã cắt, chà lên bề mặt của thớt theo hình vòng tròn để hỗn hợp chanh và muối hòa tan và làm sạch thớt. Sau đó, rửa thớt dưới vòi nước đang chảy để nước chanh và muối trôi hết.