Hóa thạch 335.000 tuổi đảo lộn lý thuyết tiến hóa con người

Niên đại hóa thạch người Homo naledi được tìm thấy ở Nam Phi cùng hành vi tập hợp xác chết có thể đảo lộn kiến thức khoa học về tiến hóa.

hoa thach 335 000 tuoi dao lon ly thuyet tien hoa con nguoi

Nhóm nghiên cứu tìm thấy hóa thạch 335.000 tuổi của Homo naledi. Ảnh: New Scientist.

Các nhà khảo cổ khám phá ra hóa thạch của ít nhất ba người não nhỏ Homo naledi trong một hang động ở Nam Phi. Độ tuổi của hóa thạch được cho là rất trẻ, có thể là bằng chứng đầu tiên dẫn tới kết luận loài Homo naledi nguyên thủy tồn tại cùng thời điểm với người hiện đại, theo New Scientist.

Sử dụng kỹ thuật giám định niên đại, nhóm nghiên cứu phát hiện người Homo nadeli đã sống ở châu Phi khoảng 236.000 tới 335.000 năm trước. Hóa thạch cổ nhất của người hiện đại (Homo sapiens) được tìm thấy có tuổi thọ khoảng 200.000 năm. Điều đó cho thấy hai loài người nguyên thủy này có thể đã tồn tại cùng thời đại. Đây là lần đầu tiên một trong những loài người cổ đại được tìm thấy có liên hệ với người hiện đại ở châu Phi.

Nghiên cứu cấu trúc bàn tay người Homo naledi tiết lộ họ có thể chế tạo công cụ. Việc giám định niên đại còn đặt nghi vấn về khả năng chế tạo công cụ của người Homo sapiens, có thể sẽ viết lại quá trình tiến hóa của tổ tiên loài người. Giám định hóa thạch mới này đặt giả thuyết về quá trình trao đổi công cụ và hoạt động văn hóa giữa Homo naledi và Homo sapiens.

Nhóm khảo cổ còn phát hiện hóa thạch mới chứng tỏ Homo naledi từng chôn cất người chết. Đây là hành vi đáng ngạc nhiên, cho thấy loài này có thể sở hữu trí thông minh. Điều thú vị là người Homo naledi chỉ có kích thước bộ não bằng 1/3 con người. Các hóa thạch này thuộc về ít nhất 3 cá thể gồm hai người lớn và một trẻ em.

hoa thach 335 000 tuoi dao lon ly thuyet tien hoa con nguoi

Não loài Homo naledi (phải) so với não người Homo sapiens. Ảnh: Đại học John Hopkins.

Việc người Homo naledi đưa xác chết vào hang ngầm có nét tương tự người Neanderthal. Trong một hang động ở Tây Ban Nha, có nhiều bằng chứng cho thấy người Neanderthal cũng tập hợp xác chết lại cách đây 400.000 năm.

Theo Hòa Việt/VnExpress

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.