Hoàng Su Phì - Điểm hẹn mùa nước đổ

Hằng năm vào mùa nước đổ (cuối tháng 5, đầu tháng 6) và mùa lúa chín (cuối tháng 9, đầu tháng 10) là 2 dịp mà nườm nượp du khách tìm đến Hoàng Su Phì (Hà Giang) để chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang kỳ vỹ.

Vào những thời điểm này, du khách được chiêm ngưỡng các thửa ruộng bậc thang uốn lượn trùng điệp, chạy dài từ ven suối lên đỉnh núi và xen lẫn những cánh rừng nguyên sinh, những nương chè cổ thụ và những dòng sông, khe suối, tạo thành bức tranh thiên nhiên hài hòa, nhiều màu sắc.

Dưới đây là hình ảnh ghi lại vẻ đẹp của Hoàng Su Phì vào mùa nước đổ, thời điểm nước bắt đầu tràn về “đánh thức” vùng đất phía Tây Hà Giang sau những ngày khô hạn.

Hoàng Su Phì là huyện vùng cao phía Tây tỉnh Hà Giang. Toàn huyện có 24 đơn vị hành chính, bao gồm 23 xã và 1 thị trấn, với tổng diện tích tự nhiên là 63.238,06 ha, dân số 68.416 người (năm 2023). Là địa phương vùng cao có nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống, địa hình chia cắt mạnh, giao thông không thuận tiện, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, nên từ bao đời nay canh tác nông nghiệp là một trong lĩnh vực chiếm tỷ lệ chủ yếu trong cơ cấu kinh tế của huyện.

Hoàng Su Phì là huyện vùng cao phía Tây tỉnh Hà Giang. Toàn huyện có 24 đơn vị hành chính, bao gồm 23 xã và 1 thị trấn, với tổng diện tích tự nhiên là 63.238,06 ha, dân số 68.416 người (năm 2023). Là địa phương vùng cao có nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống, địa hình chia cắt mạnh, giao thông không thuận tiện, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, nên từ bao đời nay canh tác nông nghiệp là một trong lĩnh vực chiếm tỷ lệ chủ yếu trong cơ cấu kinh tế của huyện.

Theo ông Nguyễn Việt Tuân, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hoàng Su Phì, ruộng bậc thang là một trong những tư liệu sản xuất quan trọng nhất của cư dân nông nghiệp địa phương. Đây là hình thức canh tác trên đất dốc ở sườn núi, tạo ra các tầng bậc, rồi dẫn nước từ trên núi xuống tạo thành các thửa ruộng bậc thang để canh tác lúa.

Theo ông Nguyễn Việt Tuân, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hoàng Su Phì, ruộng bậc thang là một trong những tư liệu sản xuất quan trọng nhất của cư dân nông nghiệp địa phương. Đây là hình thức canh tác trên đất dốc ở sườn núi, tạo ra các tầng bậc, rồi dẫn nước từ trên núi xuống tạo thành các thửa ruộng bậc thang để canh tác lúa.

Phải mất đến hàng trăm năm, cộng đồng các dân tộc ở Hoàng Su Phì từ thế hệ này sang thế hệ khác cần cù lao động, cùng với đôi bàn tay khéo léo, óc sáng tạo và những nông cụ thô sơ mới tạo nên những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ này.

Phải mất đến hàng trăm năm, cộng đồng các dân tộc ở Hoàng Su Phì từ thế hệ này sang thế hệ khác cần cù lao động, cùng với đôi bàn tay khéo léo, óc sáng tạo và những nông cụ thô sơ mới tạo nên những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ này.

Hiện nay Hoàng Su Phì có tổng số 3.720,6 ha ruộng bậc thang trải đều khắp 24/24 xã, thị trấn của huyện. Trong đó có 1.380 ha ruộng bậc thang tại 11 xã Bản Phùng, Bản Luốc, Sán Sả Hồ, Hồ Thầu, Thông Nguyên, Nậm Ty, Tả Sử Choóng, Bản Nhùng, Pố Lồ, Thàng Tín, Nậm Khòa được công nhận di tích danh thắng cấp quốc gia.

Hiện nay Hoàng Su Phì có tổng số 3.720,6 ha ruộng bậc thang trải đều khắp 24/24 xã, thị trấn của huyện. Trong đó có 1.380 ha ruộng bậc thang tại 11 xã Bản Phùng, Bản Luốc, Sán Sả Hồ, Hồ Thầu, Thông Nguyên, Nậm Ty, Tả Sử Choóng, Bản Nhùng, Pố Lồ, Thàng Tín, Nậm Khòa được công nhận di tích danh thắng cấp quốc gia.

Phóng tầm mắt từ trên cao, những thửa ruộng bậc thang ở Bản Phùng với vô vàn tầng bậc loang loáng nước, trải dài trên khắp các triền đồi, sườn núi với những mảng màu đa sắc giữa mênh mông đất trời tựa như một bức tranh thiên nhiên khổng lồ giữa đại ngàn.

Phóng tầm mắt từ trên cao, những thửa ruộng bậc thang ở Bản Phùng với vô vàn tầng bậc loang loáng nước, trải dài trên khắp các triền đồi, sườn núi với những mảng màu đa sắc giữa mênh mông đất trời tựa như một bức tranh thiên nhiên khổng lồ giữa đại ngàn.

Tại xã Thông Nguyên, đâu đâu cũng thấy ruộng bậc thang. Ruộng có khi nằm cheo leo trên lưng chừng núi, trên cả đường đi, có khi nối liền từ đỉnh núi xuống tận khe suối với độ cao hàng trăm mét.

Tại xã Thông Nguyên, đâu đâu cũng thấy ruộng bậc thang. Ruộng có khi nằm cheo leo trên lưng chừng núi, trên cả đường đi, có khi nối liền từ đỉnh núi xuống tận khe suối với độ cao hàng trăm mét.

Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hoàng Su Phì Nguyễn Việt Tuân cho biết: Phương thức canh tác ruộng bậc thang của mỗi dân tộc có đôi nét khác biệt. Như khi lựa chọn đất canh tác, người Dao Đỏ ở xã Hồ Thầu thường chỉ chọn những khu vực đất có độ dốc không lớn để làm ruộng bậc thang và trồng cây xung quanh khu ruộng của mình để giữ đất, tránh bị sạt lở. Còn với người La Chí ở xã Bản Phùng, do địa bàn cư trú chủ yếu là đồi núi cao, đất dốc, nguồn nước khan hiếm nên đất được lựa chọn để khai phá trước hết phải gần nguồn nước và thuận lợi trong việc dẫn nước về ruộng.

Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hoàng Su Phì Nguyễn Việt Tuân cho biết: Phương thức canh tác ruộng bậc thang của mỗi dân tộc có đôi nét khác biệt. Như khi lựa chọn đất canh tác, người Dao Đỏ ở xã Hồ Thầu thường chỉ chọn những khu vực đất có độ dốc không lớn để làm ruộng bậc thang và trồng cây xung quanh khu ruộng của mình để giữ đất, tránh bị sạt lở. Còn với người La Chí ở xã Bản Phùng, do địa bàn cư trú chủ yếu là đồi núi cao, đất dốc, nguồn nước khan hiếm nên đất được lựa chọn để khai phá trước hết phải gần nguồn nước và thuận lợi trong việc dẫn nước về ruộng.

3.jpg

Liên quan đến tập quán canh tác nông nghiệp, cộng đồng các dân tộc ở Hoàng Su Phì có tín ngưỡng đa thần. Họ thờ các vị thần nông nghiệp vì tin rằng các vị thần này sẽ phù hộ cho họ cuộc sống bình an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, thóc gạo đầy nhà. Tín ngưỡng được thực hành bằng nhiều tục lệ gìn giữ từ đời này sang đời khác như cúng hồn lúa, cúng thần rừng, thần đất đai, nghi lễ cầu mùa, mừng cơm mới.

4.jpg

Nước tràn về trên khắp các thửa ruộng bậc thang uốn lượn chồng lên nhau thành từng lớp, lấp lánh như những tấm gương phản chiếu mây trời.

5.jpg

Canh tác ruộng bậc thang vốn dĩ chỉ là cách mưu sinh, là sự sáng tạo của đồng bào các dân tộc để đảm bảo cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên chính sự sáng tạo đó vô hình chung đã tạo nên những thửa ruộng bậc thang giàu tính nghệ thuật.

Đọc thêm

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Kho từ vựng của gen Z đang mang đến làn sóng sáng tạo mới trong ngôn ngữ, tạo dấu ấn, phong cách của người trẻ trong giao tiếp nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lệch chuẩn nếu lạm dụng.
Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương (dân ca K’Ho Lạch) do Đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Ngày 11/12 tại TP Hồ Chí Minh, Liên chi hội Bánh Việt Nam (Hiệp hội Du lịch Việt Nam) và Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn (Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam - The Vietnam Bakery Cup 2024 (VNBC), thu hút gần 500 đầu bếp trong và ngoài nước tham gia.
Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá của tác giả Y Soái (phát triển dân ca K’Ho Lạch), do đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Đèo Gió có bao nhiêu là gió, sao không thể cuốn hết chuyện cũ đi để mỗi lần nhìn vào mắt chồng, Hạnh lại thấy mình rơi tõm vào cái hố buồn sâu hun hút...
Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Gió mùa về phố rồi tan vào mặt hồ, vào những con đường xa tít tắp để cả mùa đông ta cứ bâng khuâng tha thiết nhớ, một ký ức mang tên gió mùa…
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay gừng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh
Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm

Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm

Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Trên sông mưa

Podcast truyện ngắn: Trên sông mưa

Đêm đó, sân đình vang rộn ràng, người người kéo về đi xem hát. Khách ngồi vào giữa những hàng ghế trước sân khấu nhìn quanh. Không thấy bà hàng nước, chỉ thấy một đám trẻ vội vàng kéo nhau vào chật sân đình. Khách nghe họ bảo nhau: “Đêm nay, cô Hiền lên hát đấy”!