Học sinh trường làng ở Hà Tĩnh sáng chế máy bay mô hình điều khiển từ xa

(Baohatinh.vn) - Gần đây, nhiều người đi qua tuyến đường ven biển Hà Tĩnh đoạn thôn Hòa Bình, xã Thịnh Lộc, Lộc Hà (Hà Tĩnh) không khỏi ngạc nhiên khi chứng kiến màn trình diễn máy bay mô hình đẹp mắt do em Phan Thanh Sỹ (học lớp 11A10, Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi) sáng chế.

Video: Em Phan Thanh Sỹ trình diễn máy bay mô hình do mình sáng chế

Thầy Nguyễn Đăng Khoa (45 tuổi) - giáo viên Trường THPT Nghi Lộc 5 (Nghệ An) chia sẻ: “Khi chứng kiến màn trình diễn của em Sỹ, tôi đã rất ngạc nhiên. Việc một em học sinh lớp 11, ở vùng nông thôn có thể lắp ráp và điều khiển nhuần nhuyễn mô hình máy bay như vậy là rất đặc biệt”.

Học sinh trường làng ở Hà Tĩnh sáng chế máy bay mô hình điều khiển từ xa

Em Phan Thanh Sỹ (SN 2004) ở thôn Yên Định, xã Thịnh Lộc (Lộc Hà)

“Sau khi tôi đăng video em Sỹ trình diễn lên facebook, nhiều người bạn có kiến thức kỹ thuật về hàng không cũng cho rằng, em Sỹ rất sáng tạo và phải thật sự có năng khiếu cùng với sự tự học rất nhiều mới có thể làm được như vậy” - thầy Khoa nói.

Học sinh trường làng ở Hà Tĩnh sáng chế máy bay mô hình điều khiển từ xa

Mô hình máy bay Su - 27 (trong ảnh) nặng 1kg, phần vỏ bằng xốp là 1 trong 7 mô hình máy bay khác nhau cùng nhiều mô hình thiết bị khác được Sỹ chế tạo thời gian qua.

Được biết, em Phan Thanh Sỹ sinh ra trong một gia đình nông dân, bố mẹ không có kiến thức gì về chế tạo máy móc nhưng từ nhỏ em đã đam mê các sáng chế khoa học, kỹ thuật và tự mày mò học tập.

Học sinh trường làng ở Hà Tĩnh sáng chế máy bay mô hình điều khiển từ xa

Sỹ tự thiết kế bản vẽ mô hình, tính toán các thông số, nâng cấp các thiết bị mua về lắp ráp để thực hiện sản phẩm của mình

Sỹ chia sẻ: “Từ nhỏ, em đã cảm thấy đặc biệt yêu thích lĩnh vực máy móc và các thiết bị. Khi quan sát nó hoạt động và tạo ra những hiệu quả hữu ích, em rất muốn biết vì sao nó hoạt động được .Vì thế, em tự mày mò nghiên cứu và muốn mình cũng tạo ra được những máy móc như vậy”.

Học sinh trường làng ở Hà Tĩnh sáng chế máy bay mô hình điều khiển từ xa

Sáng chế tàu cứu hộ đa năng của Sỹ được giải khuyến khích Cuộc thi “Sáng tạo thanh thiếu niên” cấp huyện Lộc Hà năm 2015.

Mặc dù, những sáng tạo của Sỹ mới chỉ trên mô hình nhưng em đã có nhiều ý tưởng độc đáo và thiết thực phục vụ cuộc sống. Điển hình như: sáng chế “tàu cứu hộ đa năng” (đạt giải khuyến khích Cuộc thi “Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng” cấp huyện) vừa có thể hoạt động trên biển, vừa có thể chạy trên đường và nhất là dễ dàng vượt qua đường sình lầy, lún...

Sỹ cho biết: “Quê em ở vùng biển nên em đã từng nghe kể về nhiều trường hợp bị đuối nước nhưng không được cấp cứu kịp thời dẫn đến tử vong do thiếu phương tiện. Em nghĩ một chiếc ca nô có thể chạy trên biển vừa có thể vượt qua những địa hình xấu trên mặt đất là cách nhanh chóng mang bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu...”.

Học sinh trường làng ở Hà Tĩnh sáng chế máy bay mô hình điều khiển từ xa

Sỹ cho biết bộ phận quan trọng nhất của mô hình máy bay Su-27 chính là RX, bộ phận nhận tín hiệu điều khiển từ xa.

Về sáng chế mới nhất: mô hình máy bay tiêm kích Su-27, Sỹ cho biết, em hướng tới việc mong muốn cống hiến cho quân đội dùng để diễn tập quân sự, bên cạnh đó, em cũng sẽ phát triển mô hình này thành mô hình máy bay cứu hỏa. Chiếc Su-27 Sỹ vừa chế, có thể trình diễn bay ở độ cao 500m, trong bán kính 2km...

Để tạo ra được mô hình máy bay Su-27, Sỹ dùng loại mô tơ chổi than 180 của máy bay đồ chơi thông dụng được bán trên thị trường, sau đó tự nâng cấp thành mô tơ điện không chổi than 3 pha; sử dụng pin Lipo 16,8V, dòng xả 35-45 C, sạc cân bằng B6... để mô hình có thể bay xa và cao hơn...

Học sinh trường làng ở Hà Tĩnh sáng chế máy bay mô hình điều khiển từ xa

Mỗi lần Sỹ trình diễn, người xem đều trầm trồ thán phục

Bà Nguyễn Thị Lục (50 tuổi), mẹ của Sỹ cho biết: “Từ nhỏ cháu đã ham thích mày mò các loại thiết bị. Năm lớp 5, cháu đã có thể tự giúp bố mẹ sửa chữa các máy móc, thiết bị trong nhà, như: nồi cơm điện, ti vi, âm ly, loa máy... Ban đầu, tôi cũng phản đối và khuyên cháu tập trung vào học nhiều hơn. Nhưng thấy con say mê và làm được nhiều thứ nên để tự cháu cân đối việc học và đam mê của mình”.

Quá trình thử nghiệm, thực hành bay sản phẩm của mình, Sỹ đã chủ động tìm hiểu những quy định của pháp luật đối với lĩnh vực này để tuân thủ theo đúng giới hạn cho phép. Em thường chỉ điều khiển mô hình bay ở độ cao 10m và chọn nơi đồng quê vắng người để thực hiện.

Học sinh trường làng ở Hà Tĩnh sáng chế máy bay mô hình điều khiển từ xa

Sỹ cho biết, thời gian tới sẽ phát triển ý tưởng mô hình bay Su 27 thành mô hình máy bay cứu hỏa

Ngoài việc tự sáng chế mô hình máy bay dòng tiêm kích Su 27 để phát triển thành mô hình bay cứu hỏa, tàu cứu hộ đa năng..., Sỹ có rất nhiều ý tưởng mong muốn được thực hiện như: máy gặt cầm tay chạy bằng pin, máy bay phun thuốc bảo vệ thực vật điều khiển từ xa, xe ô tô tự hành...

“Nhà sáng chế” cũng mong muốn ngày càng hoàn thiện những ý tưởng của mình và được hiện thực hóa nó để giúp ích cho cuộc sống.

Trước mắt Sỹ sẽ cố gắng học tập với mong muốn được vào học ở Trường Đại học Bách khoa Hà Nội hoặc Học viện Kỹ thuật Quân sự để tiếp tục phát huy năng khiếu và theo đuổi niềm đam mê sáng tạo khoa học kỹ thuật của mình.

Em Phan Thanh Sỹ có ý thức học tập rất tốt. Đặc biệt, em rất say mê nghiên cứu, sáng chế và đã có những thành công đáng khen ngợi. Về mô hình máy bay Su 27 em vừa sáng chế, ngoài việc mua một số thiết bị điện tử có sẵn về tự nâng cấp, Sỹ còn tự thiết kế bản vẽ chi tiết và nắm chắc các thông số kỹ thuật về chế tạo động cơ, cơ chế hoạt động của máy bay... Điều này cho thấy, Sỹ có khả năng đặc biệt và tự học hỏi nhiều.

Trong năm học tới, chúng tôi sẽ hỗ trợ em để phát triển các sáng chế của mình tham dự Cuộc thi Sáng tạo khoa học, kỹ thuật thanh thiếu niên cấp tỉnh nhằm giúp em phát huy năng khiếu và định hướng cho tương lai sau này...

Thầy Lê Tiến Võ - giáo viên môn Vật lý, Phó Hiệu Trưởng Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi

Chủ đề Khoa học - kỹ thuật

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.