Sau nhà văn Nam Cao và Chủ tịch Hồ Chí Minh, một tên tuổi mới đến với tôi - đó là Đại thi hào Nguyễn Du, như là đích đến và là hạnh phúc lớn trên chặng cuối hành trình nghề nghiệp của mình, trong trọn vẹn thập niên thứ hai thế kỷ XXI...
Ban Quản lý Khu di tích Nguyễn Du (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) được trao tặng cuốn sách “Văn phê bình nghiên cứu lý luận ngữ văn trên Nam Phong tạp chí” do PGS.TS Nguyễn Đức Thuận chủ biên và 150 bộ tranh tứ bình về Truyện Kiều do Hội Kiều học TP Hải Phòng phối hợp với họa sỹ Nguyễn Phương và kiến trúc sư - nhà thơ Minh Trí thực hiện.
Sau hơn 9 năm thành lập, Văn phòng đại diện Hội Kiều học Việt Nam tại Hà Tĩnh đã chủ trương tổ chức nhiều hoạt động tôn vinh, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Truyện Kiều và Nguyễn Du, trở thành sân chơi cho các hội viên trong và ngoài tỉnh.
Hơn 10 năm tuổi, qua 2 nhiệm kỳ 2011-2016 và 2017-2022 là một khoảng thời gian rất đặc biệt, bởi đó là thời gian Hội Kiều học Việt Nam được góp phần tổ chức 2 sự kiện lớn, nếu không nói là lớn nhất, tính cho đến nay. Đó là lễ kỷ niệm 250 năm ngày sinh Nguyễn Du vào năm 2015 và lễ kỷ niệm 255 năm ngày sinh, tưởng niệm 200 năm ngày mất Nguyễn Du vào năm 2020.
Những tiết mục do các nghệ nhân, ca sỹ đến từ các câu lạc bộ dân ca trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn trong chương trình “Thơ Kiều qua các làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh” đã thu hút đông đảo người xem.
Bên cạnh giá trị nhân văn sâu sắc, Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du còn là kiệt tác thể hiện nét đẹp và sự phong phú của Tiếng Việt; các giá trị của Truyện Kiều lan tỏa sâu rộng trong đời sống của người dân Hà Tĩnh và cả nước nói chung thông qua các hình thức văn nghệ dân gian như: lẩy, ru, ví, trò Kiều...
Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng mong muốn thời gian tới, Hội Kiều học Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực hơn nữa ở trong nước và trên địa bàn Hà Tĩnh, nhằm tiếp tục lan tỏa, nhân lên những giá trị đặc biệt của Truyện Kiều và Nguyễn Du.
Chung niềm háo hức sớm được xem bộ phim Kiều, nhiều bạn trẻ ở Hà Tĩnh cho rằng: Cần phát huy lợi thế của nghệ thuật điện ảnh để đưa Truyện Kiều đến gần hơn với mọi người.
Quen biết chị khá lâu nhưng gần đây tôi mới hiểu về chị. Một cô giáo từng dạy Toán lại có thể thuộc làu 3.254 câu Kiều, đạt giải xuất sắc cuộc thi “Bạn đọc thuộc Kiều” toàn quốc. Một người phụ nữ kiên cường, vượt lên căn bệnh hiểm nghèo để có thể sống vui tươi, lạc quan và đóng góp cho xã hội. Chị là cựu giáo chức Bùi Thị Lan (SN 1952) - nguyên Phó Hiệu trưởng Trường THPT Phan Đình Phùng (TP Hà Tĩnh), hội viên Hội Kiều học Việt Nam.
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tĩnh Võ Hồng Hải khẳng định như vậy tại buổi toạ đàm lấy ý kiến xây dựng lễ hội về Đại thi hào Nguyễn Du do Hội Kiều học Việt Nam phối hợp với Sở VH-TT&DL tổ chức sáng 11/12.
Ngày 24/2, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Kiều học Việt Nam tổ chức Lễ phát động 2 cuộc thi: “Sáng tác Văn tế Đại thi hào Nguyễn Du" và "Bạn đọc thuộc Kiều” hướng tới kỷ niệm 200 năm ngày mất của Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du.
Chiều 17/6, Hội Kiều học Việt Nam (Văn phòng đại diện tại Hà Tĩnh) tổ chức sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và giới thiệu tiểu thuyết “Buồn vui nơi trần thế” của nhà văn Lê Đức Hân. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hồng Hải cùng dự.
Trước thềm Đại hội Hội Kiều học Việt Nam lần thứ II, nhiệm kỳ 2017 - 2021, chiều ngày 11/1, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hồng Hải – Phó Chủ tịch Hội Kiều học Việt Nam cùng lãnh đạo Văn phòng Hội Kiều học Việt Nam tại Hà Tĩnh đến dâng hương tại Khu di tích và Mộ Đại thi hào Nguyễn Du.
Sáng 10/9 (tức 10/8 âm lịch), tại Khu lưu niệm Nguyễn Du (xã Tiên Điền - Nghi Xuân), tỉnh Hà Tĩnh cùng Hội Kiều học Việt Nam phối hợp tổ chức lễ tưởng niệm 196 năm ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới.
Chiều 9/9, Sở VHTT&DL Hà Tĩnh phối hợp với Hội Kiều học Việt Nam tổ chức ra mắt Văn phòng Hội Kiều học Việt Nam tại Hà Tĩnh. Phó chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh, GS Phong Lê - Chủ tịch Hội Kiều học Việt Nam, đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành cùng 80 hội viên Hội Kiều học Hà Tĩnh đến dự.