Hà Tĩnh trang trọng tổ chức lễ giỗ Đại thi hào Nguyễn Du

(Baohatinh.vn) - Sáng 10/9 (tức 10/8 âm lịch), tại Khu lưu niệm Nguyễn Du (xã Tiên Điền - Nghi Xuân), tỉnh Hà Tĩnh cùng Hội Kiều học Việt Nam phối hợp tổ chức lễ tưởng niệm 196 năm ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới.

ha tinh trang trong to chuc le gio dai thi hao nguyen du
ha tinh trang trong to chuc le gio dai thi hao nguyen du

Lãnh đạo tỉnh, các ban, ngành, địa phương, gia tộc dâng hương, hoa tại khu mộ Đại thi hào Nguyễn Du

Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Đình Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh, Trưởng Ban tổ chức Tỉnh ủy Hà Văn Thạch, GS Phong Lê - Chủ tịch Hội Kiều học Việt Nam cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, gia tộc họ Nguyễn Tiên Điền tham dự lễ.

ha tinh trang trong to chuc le gio dai thi hao nguyen du
ha tinh trang trong to chuc le gio dai thi hao nguyen du
ha tinh trang trong to chuc le gio dai thi hao nguyen du

Lễ giỗ Đại thi hào Nguyễn Du được tổ chức lần đầu vào ngày 8/9/1924 (10/8 năm Giáp Tý) và là lần duy nhất đến thời điểm này giỗ cụ được tổ chức cấp quốc gia.

ha tinh trang trong to chuc le gio dai thi hao nguyen du

Nhà giáo Vũ Ngọc Khôi tuyên đọc Văn tế Đại thi hào Nguyễn Du.

Lễ giỗ Đại thi hào Nguyễn Du lần này là sự kiện quan trọng chào mừng Đại hội Hội Kiều học Việt Nam lần thứ II (nhiệm kỳ 2016-2020), đồng thời khởi động cho công tác chuẩn bị kỷ niệm 200 năm mất của cụ vào năm 2020.

ha tinh trang trong to chuc le gio dai thi hao nguyen du

Ông Nguyễn Ban, đại diện dòng họ Nguyễn - Tiên Điền phát biểu ý kiến

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh khẳng định, đây là sự khởi động rất đáng quý cho việc tiến tới Lễ giỗ 200 năm Đại thi hào Nguyễn Du; là dịp để thế hệ ngày nay, thành kính bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc những đóng góp thiên tài của Đại thi hào Nguyễn Du đối với đất nước và nhân loại. Chúng ta nguyện mãi mãi gìn giữ, phát huy các di sản quý báu của Đại thi hào để lại.

ha tinh trang trong to chuc le gio dai thi hao nguyen du

Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở VHTT&DL, Hội Văn học Nghệ thuật Hà Tĩnh, Ban quản lý Khu lưu niệm Nguyễn Du, Chi hội Kiều học tại Hà Tĩnh, huyện Nghi Xuân phối hợp để thực hiện quy hoạch tổng thể, bảo tồn, tôn tạo Khu lưu niệm để xứng đáng với công lao to lớn của Đại thi hào dân tộc - Người làm rạng danh cho quê hương Hà Tĩnh, cho nền văn học nước nhà và cho nền văn hóa nhân loại.

Giáo sư Phong Lê, Chủ tịch Hội Kiều học Việt Nam cũng bày tỏ: Nguyễn Du là nhà thơ thiên tài của dân tộc Việt Nam với tầm vóc và vị thế khó ai sánh nổi. Tên tuổi và sự nghiệp của ông, đặc biệt là tác phẩm Truyện Kiều - đỉnh cao của nền văn học cổ điển nước nhà đã góp phần đưa văn học Việt Nam vượt ra khỏi bờ cõi quốc gia, trở thành một phần của tinh hoa văn hóa nhân loại.

ha tinh trang trong to chuc le gio dai thi hao nguyen du

GS Phong Lê đọc lời phát biểu của Hội Kiều học nhân ngày giỗ thứ 196 năm Đại thi hào

3254 câu của Truyền Kiều, câu nào mà không gắn vào tâm trí, vào con tim và bộ nhớ của mỗi công dân Việt Nam trong suốt 200 năm qua. Thế nhưng, ở thời điểm hiện nay, xem ra câu được chọn, với ý tưởng thích hợp nhất, để nói là tâm nguyện chung của chúng ta, sẽ là: “Của tin gọi một chút này làm ghi”. “Của tin”, trong tâm thế dân tộc Việt Nam đó là một vật thiêng , một kỷ niệm quý giá, hoặc vô giá...

ha tinh trang trong to chuc le gio dai thi hao nguyen du

Nhà thư pháp Thế Anh tặng bức thư pháp ghi bốn câu thơ của Tố Hữu “Tiếng thơ ai động đất trời/ Nghe như non nước vọng lời ngàn thu/ Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du/ Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”.

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Khoai lang không chỉ là món ăn mà là đặc trưng quê hương, gợi nhớ sự tảo tần của mẹ, tình cha, và tuổi thơ lấp lánh không thể quên.
Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Giữa núi rừng bạt ngàn, niềm tin và tình người ấm áp lấp lánh hơn nắng. Đây là câu chuyện thắp sáng ước mơ nơi bản làng, nơi khát vọng vươn lên luôn cháy bỏng.
Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

“Nhật ký của một hạt mưa” của tác giả Anh Đức kể về một thế giới đầy màu sắc qua góc nhìn nhân hóa của hạt mưa với những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình bạn và sự sẻ chia.
Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.
Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Một già, một trẻ, nương tựa vào nhau mà sống. Bên nhau qua từng mùa biển động. Ngoại không còn đủ sức để vươn ra xa bờ, chỉ còn trông cậy vào chiếc thúng chòng chành...