Các bạn trẻ Hà Tĩnh mong đến ngày xem phim “Kiều” để hiểu hơn về Truyện Kiều và Đại thi hào Nguyễn Du

(Baohatinh.vn) - Chung niềm háo hức sớm được xem bộ phim Kiều, nhiều bạn trẻ ở Hà Tĩnh cho rằng: Cần phát huy lợi thế của nghệ thuật điện ảnh để đưa Truyện Kiều đến gần hơn với mọi người.

“Kiều” - bộ phim điện ảnh cổ trang hiếm hoi chuyển thể từ Truyện Kiều của đạo diễn Mai Thu Huyền là một quyết định táo bạo và tiên phong của nhà sản xuất nhằm lan tỏa giá trị tác phẩm của Đại thi hào Nguyễn Du tới đông đảo công chúng.

Video: Nghệ sỹ ưu tú Phi Tiến Sơn chia sẻ về thách thức khi chuyển thể kịch bản từ Truyện Kiều.

Trong cuộc gặp gỡ và giao lưu với nghệ sỹ đoàn làm phim điện ảnh “Kiều” diễn ra tại Trường Đại học Hà Tĩnh vừa qua, người dẫn chương trình đã đưa ra nhiều câu hỏi cho các sinh viên về kiến thức xoay quanh các nhân vật trong Truyện Kiều. Tuy nhiên, rất nhiều câu trả lời cho thấy đa phần người trẻ chỉ biết đến Thúy Kiều, Thúc Sinh, Tú Bà… một cách hời hợt.

Các bạn trẻ Hà Tĩnh mong đến ngày xem phim “Kiều” để hiểu hơn về Truyện Kiều và Đại thi hào Nguyễn Du

Đoàn làm phim “Kiều” giao lưu với sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh, ngày 23/3 vừa qua

Em Phan Văn Việt Hoàng (Sinh viên K13, lớp Giáo dục tiểu học, Trường Đại học Hà Tĩnh) chia sẻ: "Qua cuộc giao lưu với đoàn làm phim Kiều, em rất hào hứng. Em hy vọng sẽ sớm được xem bộ phim này để có thêm những góc nhìn mới về tác phẩm Truyện Kiều bất hủ. Em nghĩ cần phát huy lợi thế của nghệ thuật điện ảnh để đưa Truyện Kiều đến gần hơn với mọi người, nhất là thế hệ trẻ”.

Thạc sỹ Văn học Nguyễn Thị Thái Hòa - Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng thường xuyên Trường Đại học Hà Tĩnh bày tỏ: "Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du với câu chuyện đầy giá trị nhân văn, nhân đạo đã được thế giới công nhận, rất cần có một bộ phim xứng tầm. Tôi hy vọng, bộ phim Kiều sẽ mang đến những dấu ấn sâu sắc cho khán giả, tạo nên niềm cảm hứng sáng tạo cho nghệ thuật thứ 7 để trong tương lai có thêm nhiều bộ phim điện ảnh, phim truyền hình về văn hóa, lịch sử của dân tộc”.

Các bạn trẻ Hà Tĩnh mong đến ngày xem phim “Kiều” để hiểu hơn về Truyện Kiều và Đại thi hào Nguyễn Du

“Cần có những bộ phim điện ảnh như “Kiều” để khán giả trong nước và quốc tế hiểu hơn về Truyện Kiều”- Thạc sỹ văn học Nguyễn Thị Thái Hòa.

Điện ảnh Việt Nam gần đây đã có những bước phát triển mới nhưng phim cổ trang vẫn chưa được khai thác, nhất là tác phẩm có nhiều giá trị như Truyện Kiều. Thực trạng đó bắt nguồn từ nhiều lý do như đầu tư sản xuất sẽ tốn rất nhiều kinh phí; hình tượng nàng Kiều trong tác phẩm của Đại thi hào Nguyễn Du được miêu tả ước lệ nên sẽ tạo áp lực lớn khi thể hiện trên màn ảnh… Vì vậy rất cần tư duy “dám nghĩ, dám làm” của các nhà làm phim.

Nghệ sỹ ưu tú Phi Tiến Sơn, biên kịch phim “Kiều” chia sẻ: “Chuyển thể Truyện Kiều thành phim là ước mơ của rất nhiều đạo diễn và biên kịch Việt Nam từ hàng chục năm trước. Tuy nhiên, vấn đề khó ở chỗ áng thơ của cụ Nguyễn Du quá hay, nội dung tư tưởng quá lớn, làm thế nào để chuyển tải được những giá trị đó lên phim là một thách thức. Khi đạo diễn Mai Thu Huyền ngỏ ý viết kịch bản này, tôi cũng không dám nhận ngay. Chỉ sau khi nghĩ ra được cái tứ mà tôi cho là bản chất giá trị Truyện Kiều, tôi mới chắp bút”.

Các bạn trẻ Hà Tĩnh mong đến ngày xem phim “Kiều” để hiểu hơn về Truyện Kiều và Đại thi hào Nguyễn Du

Nghệ sỹ ưu tú Phi Tiến Sơn (ngoài cùng bên trái) cùng đoàn phim “Kiều” dâng hương tại mộ Đại thi hào Nguyễn Du.

Để sản xuất bộ phim “Kiều”, đạo diễn Mai Thu Huyền đã ấp ủ trong 10 năm, công tác chuẩn bị và tiến hành sản xuất trong vòng 2 năm. Mai Thu Huyền cùng ê kíp hơn 100 người đã ròng rã đi chọn cảnh và quay ở 20 tỉnh thành từ Bắc vào Nam.

Cô chia sẻ: “Chúng tôi đã “ăn Kiều”, “ngủ Kiều” trong suốt quá trình thực hiện bộ phim. Ngoài huy động những nghệ sỹ hàng đầu tham gia, bộ phim cũng “ngốn” nguồn kinh phí hàng chục tỷ đồng”.

Với nhiều tâm huyết và công sức của các nghệ sỹ, bộ phim điện ảnh đầu tiên chuyển thể từ Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du (tính từ năm 1945 tới nay) dự kiến sẽ ra mắt khán giả Hà Tĩnh và các tỉnh, thành trên toàn quốc vào ngày 9/4 tới. Ngay lúc này, nhiều khán giả Hà Tĩnh đã bày tỏ niềm háo hức mong chờ.

Các bạn trẻ Hà Tĩnh mong đến ngày xem phim “Kiều” để hiểu hơn về Truyện Kiều và Đại thi hào Nguyễn Du

Tạo hình 3 nhân vật chính: Thúc Sinh, Thúy Kiều, Hoạn Thư trong phim điện ảnh “Kiều” của đạo diễn Mai Thu Huyền. Ảnh: Internet

Em Phan Văn Việt Hoàng (Sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh) bày tỏ: “Không chỉ em mà rất nhiều bạn khác trong lớp cũng rất mong ngày phim ra rạp để xem. Chỉ qua trailer thôi, em đã thấy bộ phim được đầu tư công phu, diễn viên rất đẹp, hình ảnh đất nước Việt Nam mình chẳng thua kém gì cảnh trong phim nước ngoài. Đặc biệt, chúng em sẽ có cơ hội hiểu Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du hơn trong một hình thức nghệ thuật hấp dẫn”.

Các bạn trẻ Hà Tĩnh mong đến ngày xem phim “Kiều” để hiểu hơn về Truyện Kiều và Đại thi hào Nguyễn Du

Cảnh trong phim điện ảnh “Kiều” sẽ ra mắt khán giả tại các cụm rạp toàn quốc vào ngày 9/4 tới. Ảnh cắt từ trailer bộ phim

Truyện Kiều là tấm ‘“danh thiếp”’ của Văn hóa Việt Nam để chúng ta có thể tự tin bước ra giao tiếp cùng thế giới. Bên cạnh đã được dịch ra hơn 20 thứ tiếng trên thế giới với trên 60 bản dịch khác nhau, Truyện Kiều cũng đã được lấy cảm hứng để sáng tạo trong nhiều hình thức nghệ thuật, như: hội họa, âm nhạc, sân khấu... Tuy nhiên, chuyển thể Truyện Kiều thành phim thì chưa nhiều.

Điều đó cho thấy, nỗ lực của các nhà làm phim là rất đáng trân trọng. Tôi tin rằng, bằng ngôn ngữ điện ảnh và sự đầu tư lớn, phim “Kiều” sẽ tạo ra được những hiệu ứng tích cực để lan tỏa những giá trị di sản Nguyễn Du và Truyện Kiều đối với khán giả trong và ngoài nước, đặc biệt là khán giả trẻ”.

Ông Thái Văn Sinh - Trưởng phòng Quản lý văn hóa, Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.
Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Một già, một trẻ, nương tựa vào nhau mà sống. Bên nhau qua từng mùa biển động. Ngoại không còn đủ sức để vươn ra xa bờ, chỉ còn trông cậy vào chiếc thúng chòng chành...
Podcast tản văn: Rộn ràng tiếng vỗ cánh chim non

Podcast tản văn: Rộn ràng tiếng vỗ cánh chim non

Mùa hè mang theo bao điều kỳ diệu trong khu vườn nhỏ của tuổi thơ. Nếu quan sát kỹ ta sẽ thấy sự biến chuyển của muôn loài, và sẽ thấy khu vườn tuổi thơ không chỉ có cây xanh và hoa trái, mà còn là nơi chắp cánh cho những ước mơ đầu đời được bay xa.
Đưa dân ca ví, giặm “chạm” đến thế hệ Alpha

Đưa dân ca ví, giặm “chạm” đến thế hệ Alpha

Không còn là những lời ru xưa vang vọng trong ký ức, những lớp học dân ca của CLB Dân ca ví, giặm trẻ Hà Tĩnh đã được “làm mới” và trở thành sân chơi sáng tạo, giúp các em nhỏ thêm tự tin, gắn kết và yêu văn hóa truyền thống.
Podcast truyện ngắn: Ngày em đẹp nhất

Podcast truyện ngắn: Ngày em đẹp nhất

Từ mái ấm cô nhi viện đến lễ đường nơi Xóm Cồn, hành trình của Tuấn và Duyên là minh chứng cho một tình yêu đủ sâu để vượt qua nghịch cảnh, dù chỉ trong khoảnh khắc cuối cùng...
Podcast: Nơi neo giữ mái ấm gia đình

Podcast: Nơi neo giữ mái ấm gia đình

Mỗi người đều có một nơi để trở về, một ký ức để gìn giữ. Và, với nhiều người, đó chính là hình ảnh ngôi nhà xưa với những yêu thương đong đầy trong từng khoảnh khắc đời thường.