Trăm năm vẫn ấm trang Kiều

(Baohatinh.vn) - Truyện Kiều - áng thơ bất hủ của dân tộc, với nhiều giá trị về nghệ thuật và tư tưởng đã ngày càng tỏa sáng. Dẫu đã hàng trăm năm trôi qua nhưng những câu Kiều vẫn còn ấm trong đời sống Nhân dân.

Trăm năm vẫn ấm trang Kiều

Hình tượng Nguyễn Du được tái hiện trong phim “Đại thi hào Nguyễn Du” vừa tiến hành quay một số cảnh ở Hà Tĩnh.

Thời gian càng lùi xa, vẻ đẹp của Truyện Kiều càng hiện lên rực rỡ. Đất nước văn hiến đã sinh ra Nguyễn Du và Truyện Kiều, Truyện Kiều đã làm cho đất nước ta càng thêm văn hiến. Thông qua ngòi bút của mình, Nguyễn Du đã vẽ lại bức tranh của xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Đọc Truyện Kiều, người ta có thể hình dung rất rõ từng mảnh đời, từng số phận và vẻ đẹp của thiên nhiên, của đất trời.

Những câu thơ lục bát thấm đẫm hồn dân tộc là những gửi gắm của thi nhân về một khát vọng sống, về tình yêu lứa đôi, về lý lưởng của cuộc sống và của hạnh phúc thông qua nhiều nhân vật mà điển hình là cuộc đời chìm nổi của nàng Kiều. Chính vì thế, trong rất nhiều hoàn cảnh của cuộc sống, người ta có thể thấy sự hiện diện của những cảnh huống trong Truyện Kiều, người ta có thể mượn Truyện Kiều để bày tỏ, để hóa giải, để gửi gắm…

Trăm năm vẫn ấm trang Kiều

Cô trò Trường THPT Nguyễn Đình Liễn tìm hiểu các giá trị của Truyện Kiều trong giờ ngoại khóa.

Có thể thấy, Truyện Kiều rất gần gũi với ca dao nên từ bao đời nay, Kiều đã đi vào lời ru của bà, của mẹ. “Sen xa hồ, sen khô hồ cạn/ Liễu xa đào, liễu ngả đào nghiêng/ Anh xa em như bến xa thuyền/ Như Thúy Kiều xa Kim Trọng, biết mấy niên cho tái hồi”; “Long lanh đáy nước in trời/ Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng”; “Thanh minh trong tiết tháng ba/ Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh/ Gần xa nô nức yến anh/ Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân”…

Trong những năm tháng chiến tranh, Truyện Kiều còn được các chiến sỹ lực lượng vũ trang mang vào chiến trận. Những câu Kiều đã có tác động không nhỏ đối với quân và dân Việt Nam. Chính Bác Hồ, trong những năm tháng ở Chiến khu Việt Bắc đã cùng cán bộ, chiến sỹ của mình lấy việc đọc Kiều để xua tan gian khổ, khó khăn trên những bước quân hành.

Như Chế Lan Viên đã viết: “Gặp Nguyễn nơi đây trên đất Quảng Bình/ Đất hỏa tuyến những chàng trai lớp bảy/ Lại ngâm Kiều sau một cuộc giao tranh/... Đêm thắng giặc Bảo Ninh, mẹ Suốt ngâm Kiều/ Mẹ dám đâu quên cái thuở khổ nghèo/... Câu thơ Nguyễn cũng góp phần đánh Mỹ/ Một mái chèo trong lửa đạn xông pha” (Gửi Kiều cho em năm đánh Mỹ).

Trăm năm vẫn ấm trang Kiều

Du khách tham quan các hiện vật về cuộc đời Đại thi hào Nguyễn Du được trưng bày tại Khi lưu niệm Nguyễn Du (Tiên Điền - Nghi Xuân - Hà Tĩnh)

Trong quá trình tồn tại cùng đời sống người dân Việt Nam hàng trăm năm qua, có thể thấy, sức ảnh hưởng lớn của Truyện Kiều đối với đời sống văn học nghệ thuật vô cùng lớn. Rất nhiều nhà văn, nhà thơ đã lấy cảm hứng từ Truyện Kiều, những nhân vật trong Truyện Kiều, từ chính cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du để sáng tác.

Có nhiều cách cảm nhận về Nguyễn Du, về Kiều, chính vì thế, có rất nhiều tác phẩm độc đáo. Trong đó, nhiều câu thơ đầy khắc cứa, khiến độc giả nhớ mãi: “Trải qua một cuộc bể dâu/ Câu thơ còn đọng nỗi đau nhân tình/ Nổi chìm kiếp sống lênh đênh/ Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều” (Tố Hữu); “Đêm nghe gà gáy bên sông/ Lời như sương mỏng bồng bềnh tương tư/ Dáng Kiều đâu đó hình như/ Lẫn trong tiếng pháo gầm gừ niềm tin/ Nguyễn Du hội ngộ trong tim/ Mặt trời bùng vỡ bóng đêm sáng ngời” (Lê Minh Quốc).

Cùng với việc lấy cảm hứng sáng tác từ Truyện Kiều hoặc lấy Truyện Kiều làm đề tài nghiên cứu cho sự nghiệp văn chương, nhiều tác giả còn sáng tác theo lối tập Kiều, lẩy Kiều. Bên cạnh đó, nhiều bộ phim, bức họa lấy đề tài từ Truyện Kiều cũng đã tạo được những dấu ấn nhất định trong đời sống văn hóa - văn nghệ.

Đặc biệt, trong văn nghệ dân gian cũng xuất hiện nhiều hình thức nghệ thuật liên quan đến Truyện Kiều như trò Kiều, chèo Kiều, cải lương về Kiều, tuồng Kiều… Điều đó chứng tỏ sức sống bền bỉ và sự lan tỏa những giá trị tư tưởng, nghệ thuật xuyên thời đại của Truyện Kiều trong đời sống.

Trăm năm vẫn ấm trang Kiều

Bích họa vẽ tích Truyện Kiều ở tổ dân phố Phong Giang (thị trấn Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh)

Ngày nay, cho dù cuộc sống có bộn bề, có tất bật đến đâu, cho dù có muôn vàn hình thức nghệ thuật và cả sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin với nhiều hình thức giải trí hấp dẫn thì kiệt tác Truyện Kiều và những hình thức nghệ thuật phái sinh từ Truyện Kiều vẫn được giới trẻ đón nhận và trân trọng.

Trong đời sống người dân Hà Tĩnh cũng vậy, dấu ấn của Nguyễn Du và Truyện Kiều vẫn rất đậm nét. Rất nhiều con đường, nhiều trường học trong tỉnh mang tên Đại thi hào Nguyễn Du với tất cả niềm tự hào thành kính. Nhiều câu lạc bộ trò Kiều do các nghệ nhân dân gian đảm nhận đã làm sống dậy hình thức sinh hoạt dân gian này trong đời sống hiện đại. Trong các trường học, nhiều cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều được tổ chức đã thu hút sự tham gia rộng rãi của các em học sinh…

Hướng tới kỷ niệm 255 năm ngày sinh, tưởng niệm 200 năm ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du, mỗi người con Hà Tĩnh đang thắp sáng thêm niềm tự hào về ông để những trang Kiều vấn ấm mãi giữa cuộc sống hiện đại…

(Giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh)

Chủ đề Sáng tác Văn học Nghệ thuật

Đọc thêm

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Khoai lang không chỉ là món ăn mà là đặc trưng quê hương, gợi nhớ sự tảo tần của mẹ, tình cha, và tuổi thơ lấp lánh không thể quên.
Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Giữa núi rừng bạt ngàn, niềm tin và tình người ấm áp lấp lánh hơn nắng. Đây là câu chuyện thắp sáng ước mơ nơi bản làng, nơi khát vọng vươn lên luôn cháy bỏng.
Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

“Nhật ký của một hạt mưa” của tác giả Anh Đức kể về một thế giới đầy màu sắc qua góc nhìn nhân hóa của hạt mưa với những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình bạn và sự sẻ chia.
Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.
Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Một già, một trẻ, nương tựa vào nhau mà sống. Bên nhau qua từng mùa biển động. Ngoại không còn đủ sức để vươn ra xa bờ, chỉ còn trông cậy vào chiếc thúng chòng chành...