PGS-TS Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng lý luận VHNT Trung ương, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, Viện Văn học, Viện Hán Nôm, tỉnh Hà Tĩnh, Bắc Ninh và 210 đại biểu là hội viên trong cả nước cùng dự. Đoàn Hà Tĩnh do Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh Võ Hồng Hải dẫn đầu.
Được thành lập vào tháng 7/2011, tổ chức Đại hội thành lập vào 3/11/2011, mặc dầu không có kinh phí của Nhà nước, chỉ dựa vào hảo tâm của các cá nhân và tổ chức, tuy vậy, tháng 12/2012, Hội đã tổ chức thành công hội thảo Quốc gia: Dòng chảy văn hóa xứ Nghệ, từ Truyện Kiều đến phong trào Thơ mới ở Nghi Xuân. Tháng 11-2013, tổ chức tọa đàm khoa học về Bắc hành tạp lục, một tác phẩm chữ Hán đặc sắc với rất nhiều giá trị thời sự của Nguyễn Du nhân 200 năm tập thơ ra đời (1813-2013).
Hội cũng đã triển khai nhiều hoạt động phục vụ lễ vinh danh Nguyễn Du của UNESCO và kỷ niệm 250 năm sinh Nguyễn Du vào 5/12/2015 ở Hà Tĩnh; tổ chức các hội thảo và ra đời các ấn phẩm ở chi hội Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng; ra mắt ấn phẩm Cõi người ta (2 số) và đang chuẩn bị thực hiện số đặc biệt chào mừng thành công của đại hội (số 3); ra sách Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều, NXB Hội Nhà văn, 2015; phối hợp ấn hành một bộ tem về Nguyễn Du - ra mắt vào tháng 12/2015.
Ông Nguyễn Xuân Lam - Phó Chủ tịch Hội Kiều học Việt Nam đọc diễn văn tại đại hội
Hoạt động của các chi hội cũng diễn ra rất sôi nổi, nhất là Văn phòng đại diện Bắc Ninh (quê ngoại), Thái Bình (quê vợ), Nam Định, Hải Phòng, Nghệ An, TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai. Đặc biệt là những hoạt động mang dấu ấn rất mới trong tiếp cận, tiếp nhận, quảng bá và thẩm thấu các giá trị nhân văn và nghệ thuật của Truyện Kiều.
Nhiệm kỳ 2017-2022, Hội Kiều học Việt Nam hướng tới mục tiêu kỷ niệm 200 năm mất của Đại thi hào Nguyễn Du vào năm 2020, với việc dự kiến xây dựng một phim tư liệu (hoặc nghệ thuật) về Nguyễn Du; xuất bản sách Nguyễn Du và Truyện Kiều với quê hương Hà Tĩnh; bổ sung, mở rộng sách Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều cho năm 2020; sưu tập sách Nguyễn Du – Truyện Kiều, từ kỷ niệm 250 năm sinh đến kỷ niệm 200 năm lễ giỗ; biên soạn loại sách tranh minh họa liên hoàn Truyện Kiều cho đời sống học đường và công chúng phổ thông; tổ chức cuộc thi viết Văn tế Nguyễn Du nhân kỷ niệm 200 năm mất; phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Bộ Văn hóa, Hội Nhà văn và tỉnh Hà Tĩnh tổ chức một hội thảo lớn về Nguyễn Du...
Phát biểu tại đại hội, thay mặt Hội đồng Lý luận VHNT Trung ương, PGS-TS Nguyễn Thế Kỷ chúc mừng, đánh giá vao những kết quả Hội Kiều học Việt Nam đạt được trong nhiệm kỳ qua, góp phần bảo tồn phát huy những giá trị tuyệt vời của Nguyễn Du và Truyện Kiều; mong muốn nhiệm kỳ tới hội có nhiều hoạt động cụ thể thiết thực, tiếp tục nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều, phát triển và tập hợp hội viên…
BCH nhiệm kỳ mới ra mắt
Đại hội cũng đã bầu 33 vị vào BCH Hội nhiệm kỳ 2017-2022. Giáo sư Phong Lê tiếp tục được bầu giữ chức Chủ tịch hội.
Ông Lê Thiên Lý, hội viên Hải Phòng tặng đại hội bức thư pháp có 2 chữ Kiều học bằng tranh nàng Kiều.