Bộ VH-TT&DL yêu cầu tăng cường bảo vệ, phát huy giá trị bảo vật quốc gia

Sau liên tiếp các vụ việc di tích, bảo vật quốc gia bị xâm phạm vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra văn bản yêu cầu tăng cường công tác bảo vệ, bảo quản, phát huy giá trị bảo vật...

z6644251096131-fb99fc60f91f467ff3e9c39d52c75b0f.jpg
Phần bị hư hại của ngai vàng triều Nguyễn thuộc quần thể di tích Điện Thái Hòa trong vụ việc vừa qua. (Nguồn ảnh: Trung tâm Bảo tồn di sản Cố đô Huế).

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương vừa ký công văn yêu cầu tăng cường rà soát, đánh giá và tăng cường công tác bảo vệ, bảo quản, phát huy giá trị bảo vật quốc gia.

Nội dung công văn thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính về việc giao “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo tổng rà soát, đánh giá công tác trưng bày, bảo quản, bảo vệ và các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn các bảo vật quốc gia trên toàn quốc; kịp thời tăng cường biện pháp bảo đảm tuyệt đối an toàn các bảo vật quốc gia đã được công nhận và hiện vật, cổ vật có giá trị tại các di tích, danh lam thắng cảnh theo đúng quy định của pháp luật.”

Trong đó, đề nghị các đơn vị rà soát các thông tin cụ thể đối với bảo vật quốc gia gồm: Tên bảo vật quốc gia; nơi lưu giữ; công tác trưng bày, bảo quản bảo vật quốc gia đã triển khai (từ sau khi khi có quyết định công nhận bảo vật quốc gia); phương án bảo đảm an ninh, an toàn và biện pháp ứng phó rủi ro đã triển khai (từ sau khi khi có quyết định công nhận bảo vật quốc gia); đề xuất, kiến nghị (nếu có). Báo cáo rà soát, đánh giá gửi về Bộ (qua Cục Di sản văn hóa) trước ngày 6/6/2025.

Bộ cũng đề nghị các đơn vị tiếp tục tăng cường công tác bảo vệ, bảo quản và phát huy giá trị bảo vật quốc gia. Cụ thể, về công tác bảo vệ, cần tổ chức xây dựng, hoàn thiện và kịp thời triển khai phương án bảo vệ đối với từng bảo vật quốc gia. Trong đó lưu ý, cần có biện pháp phòng, chống trộm cắp, cháy, nổ, thiên tai và các nguy cơ gây hư hại khác để bảo đảm tuyệt đối an toàn cho bảo vật quốc gia.

Đối với bảo vật quốc gia hiện đang được lưu giữ tại di tích hoặc thuộc sở hữu tư nhân, phải xây dựng phương án bảo vệ cụ thể đối với từng bảo vật quốc gia, được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/ Sở Văn hóa và Thể thao thông qua, được ủy ban nhân dân cấp xã phân công tổ chức thực hiện…

Hiện trường vụ cháy chùa Làng Vẽ. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Hiện trường vụ cháy chùa Làng Vẽ. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Về công tác bảo quản, ưu tiên đầu tư kinh phí cải tạo, nâng cấp công trình, hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị chuyên dụng dành cho kho bảo quản và khu vực trưng bày bảo vật quốc gia tại bảo tàng, nơi lưu giữ bảo vật quốc gia tại di tích.

Việc bảo quản bảo vật quốc gia phải được lập thành phương án cụ thể, bảo đảm tính khoa học và theo đúng quy định của pháp luật về di sản văn hóa; quá trình thực hiện bảo quản phải tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc, quy trình, kỹ thuật bảo quản, đồng thời có sự phối hợp, hướng dẫn của các nhà khoa học trong lĩnh vực liên quan, các chuyên gia về bảo quản (căn cứ theo loại hình, chất liệu, tình trạng của từng bảo vật quốc gia).

Về công tác phát huy giá trị di sản, các đơn vị cần xây dựng và triển khai hiệu quả các chương trình riêng, với nội dung hấp dẫn, hình thức đa dạng, dễ phổ biến và tiếp cận để quảng bá về giá trị của bảo vật quốc gia tới đông đảo công chúng trong và ngoài nước. Nghiên cứu phương án trưng bày, phát huy giá trị phù hợp với tính chất, loại hình bảo vật quốc gia để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân, trên cơ sở ưu tiên bảo vệ an toàn, an ninh và giá trị của bảo vật quốc gia.

Với công tác bảo đảm an toàn đối với di vật, cổ vật có giá trị tại các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, Bộ đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/ Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm chỉ đạo chính quyền địa phương nơi có di tích rà soát và lập Danh mục hiện vật có giá trị tại từng di tích; định kỳ hàng năm tổ chức kiểm tra, rà soát việc bảo vệ hiện vật có giá trị theo danh mục được lập.

Hố sâu khoảng 1,6m được nhóm người Trung Quốc xâm hại tại lăng mộ vua Lê Túc Tông. (Nguồn: Công an tỉnh Thanh Hóa)
Hố sâu khoảng 1,6m được nhóm người Trung Quốc xâm hại tại lăng mộ vua Lê Túc Tông. (Nguồn: Công an tỉnh Thanh Hóa)

Đề nghị chính quyền địa phương nơi có di tích tổ chức lập và phê duyệt phương án bảo vệ đối với từng hiện vật có giá trị; giao tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý di tích chịu trách nhiệm phối hợp với công an địa phương phân công trách nhiệm quản lý hiện vật có giá trị theo phương án bảo vệ đã được phê duyệt.

Phương án bảo vệ hiện vật có giá trị trong Danh mục hiện vật có giá trị phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định. Cụ thể, đối với hiện vật trong di tích mà không thể cất giữ hoặc trưng bày hiện vật phục chế thay thế, phương án bảo vệ hiện vật cần bảo đảm hạn chế hoặc không cho khách tham quan tiếp cận và tác động trực tiếp hiện vật; thường xuyên kiểm tra, ngăn chặn các tác nhân gây hại hiện vật; định kỳ bảo quản, bảo dưỡng hiện vật.

Trường hợp hiện vật có thể cất giữ, thay thế bằng hiện vật phục chế, thì phương án cất giữ phải bảo đảm có thiết bị bảo quản hiện vật; có thiết bị báo động chống trộm cắp; vị trí bảo vệ hiện vật đã cách xa các khu vực có nguy cơ cháy nổ, ngập nước; có camera theo dõi kết nối với tổ chức, cá nhân được phân công bảo vệ hiện vật./.

vietnamplus.vn

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Cơn địa chấn chưa từng có của 'Conan'

Cơn địa chấn chưa từng có của 'Conan'

Càn quét phòng vé Nhật rồi tiếp tục làm dậy sóng rạp Việt chỉ với 2 ngày chiếu đặc biệt, "Dư ảnh của độc nhãn" đang chứng minh sức hút chưa từng thấy với một tác phẩm hoạt hình.
Rực rỡ sắc hoa nơi miền quê xứ đạo

Rực rỡ sắc hoa nơi miền quê xứ đạo

Xứ đạo Cự Lâm (xã Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) - vùng quê nghèo đang chuyển mình từng ngày với hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, những tuyến đường, khu vườn rực rỡ sắc hoa.
Khám phá 7 thư viện cổ nhất thế giới

Khám phá 7 thư viện cổ nhất thế giới

Không chỉ lưu giữ kho tàng trí thức nhân loại, 7 thư viện lâu đời nhất thế giới dưới đây còn là những kiệt tác kiến trúc, nghệ thuật độc đáo, tráng lệ cho các tín đồ sách khám phá.
Podcast tản văn: Nội tôi thơm ngát hương dầu

Podcast tản văn: Nội tôi thơm ngát hương dầu

Nhỏ bé, giản dị, những lọ dầu gió đã trở nên quen thuộc ở đâu đó trong ngăn tủ đầu giường hay góc bàn nhỏ. Còn với tác giả Hồ Điệp, mùi hương ấy còn là dư âm của một thời đã xa...
Harry Potter mới lộ diện

Harry Potter mới lộ diện

HBO vừa công bố Hình ảnh đầu tiên về "cậu bé phù thủy" trong series phim truyền hình Harry Potter. Phim dự kiến ra mắt vào năm 2027.
Podcast: Truyện ngắn - Tiếng còi tàu đêm

Podcast: Truyện ngắn - Tiếng còi tàu đêm

Trong những năm tháng chiến tranh, với nhiều mất mát hi sinh những người vợ, người mẹ vẫn chịu đựng trong âm thầm lặng lẽ. Họ là nguồn động viên tinh thần to lớn cho những người lính nơi tiền tuyến.
Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Khoai lang không chỉ là món ăn mà là đặc trưng quê hương, gợi nhớ sự tảo tần của mẹ, tình cha, và tuổi thơ lấp lánh không thể quên.
Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Giữa núi rừng bạt ngàn, niềm tin và tình người ấm áp lấp lánh hơn nắng. Đây là câu chuyện thắp sáng ước mơ nơi bản làng, nơi khát vọng vươn lên luôn cháy bỏng.
Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

“Nhật ký của một hạt mưa” của tác giả Anh Đức kể về một thế giới đầy màu sắc qua góc nhìn nhân hóa của hạt mưa với những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình bạn và sự sẻ chia.