Hơn 10 ngày nữa tuyến cáp quang biển AAG được sửa xong

Sự cố xảy ra ngày 14/5/2020 trên tuyến cáp quang biển quốc tế AAG sẽ được đối tác quốc tế sửa bắt đầu sửa từ ngày 28/5 và hoàn thành vào ngày 2/6/2020. Đây là lần thứ hai trong năm nay tuyến cáp biển này gặp sự cố.

Hơn 10 ngày nữa tuyến cáp quang biển AAG được sửa xong

Theo các chuyên gia, do tính kinh tế, dung lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế qua AAG vẫn chiếm tỷ trọng lớn, khoảng trên dưới 30%, tuỳ theo từng nhà mạng (Ảnh minh họa)

Thông tin từ các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam cho hay, tuyến cáp biển này đã tiếp tục gặp sự cố vào ngày 14/5/2020, gây ảnh hưởng chất lượng dịch vụ Internet quốc tế trên tuyến. Nguyên nhân được xác định là do lỗi cáp trên nhánh S1H, đoạn kết nối từ Việt Nam đi Hong Kong, với vị trí cách trạm cập bờ Vũng Tàu 107,7 km.

Trước đó, vào 20h20 ngày 2/4/2020, tuyến AAG cũng đã xảy ra sự cố trên nhánh S1 kết nối từ Việt Nam đi Hong Kong (Trung Quốc) khiến toàn bộ lưu lượng đường truyền đi qua hướng này bị mất. Sự cố này đã được khắc phục xong vào ngày 21/4/2020.

Tuyến cáp quang biển quốc tế Asia America Gateway (AAG) có chiều dài 20.191km, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ. Tuyến cáp này được đưa vào khai thác từ tháng 11/2009, đi qua Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam (nhánh cáp rẽ vào Việt Nam dài 314km, điểm cập bờ tại Vũng Tàu), Brunei, Hong Kong (Trung Quốc), Philippines và Hoa Kỳ (Guam, Hawaii và California).

Chia sẻ với ICTnews ngày 20/5/2020, đại diện một ISP cho biết, đối tác quốc tế đã thông báo kế hoạch khắc phục sự cố ngày 14/5 trên tuyến cáp AAG. Theo đó, dự kiến tàu sửa cáp sẽ đến vị trí cáp lỗi vào 15h ngày 28/5/2020. Mối hàn cuối cùng sẽ được hoàn thành vào 9h ngày 1/6/2020 và công việc sửa chữa cáp sẽ hoàn tất vào 9h ngày 2/6/2020.

Nhận định về ảnh hưởng của sự cố xảy ra ngày 14/5 vừa qua trên tuyến cáp AAG, ông Vũ Thế Bình, Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) phân tích, sau giai đoạn thực hiện cách ly xã hội, nhu cầu sử dụng dịch vụ và ứng dụng trực tuyến đã trở lại bình thường từ đầu tháng 5/2020, khi các hoạt động kinh tế, xã hội, học tập trở lại trạng thái bình thường trong nội địa. Do đó, sự cố gián đoạn trở lại của tuyến cáp AAG từ hôm 14/5 mặc dù có ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ Internet đi quốc tế song mức độ ảnh hưởng thấp hơn nhiều so với việc gián đoạn từ ngày 2/4 đến 21/4/2020 trước đó.

“Cũng như các lần AAG gặp sự cố trước đó, lần này người dùng dịch vụ băng rộng di động sẽ là đối tượng cảm nhận nhanh nhất các vấn đề về chất lượng dịch vụ, do tổng lưu lượng dữ liệu 3G, 4G chiếm tỷ trọng lớn nhất”, ông Bình đánh giá.

Đáng chú ý, theo vị Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam, tuy AAG đang gặp sự cố nhưng người dùng dịch vụ Internet trong nước sẽ vẫn truy cập được các nội dung trong nước bình thường. Điều này đơn giản vì lưu lượng đến các website trong nước được thực hiện thông qua hạ tầng cáp quang nội địa của các doanh nghiệp viễn thông, ISP.

Hơn 10 ngày nữa tuyến cáp quang biển AAG được sửa xong

Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam, ông Vũ Thế Bình cho biết tuy AAG đang gặp sự cố nhưng người dùng dịch vụ Internet Việt Nam sẽ vẫn truy cập được các nội dung trong nước bình thường.

Bày tỏ sự đồng thuận với nhận định khi các tuyến cáp biển gặp sự cố cũng là dịp cho người dùng Việt Nam trải nghiệm và ủng hộ các sản phẩm CNTT Make in Việt Nam, ông Bình nhấn mạnh: “Dù sự cố cáp biển có xảy ra hay không thì chúng ta cũng đồng ý với nhau về mong muốn thúc đẩy các nền tảng, dịch vụ, ứng dụng và nội dung trong nước. Điều này không chỉ giúp gia tăng chất lượng dịch vụ, trải nghiệm cho người dùng Internet trong nước, mà còn giúp thúc đẩy nền công nghiệp nội địa, cũng như tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước phát triển công nghệ, dịch vụ và tăng tính tự chủ về công nghệ, nội dung".

Trao đổi với ICTnews, ông Bình cũng cho hay, có thể thấy rõ, khi các tuyến cáp biển bị sự cố, dịch vụ và ứng dụng nội địa sẽ có chất lượng và trải nghiệm tốt hơn, ví dụ như các giải pháp, dịch vụ hội nghị, họp, học trực tuyến, mà gần đây Bộ TT&TT đã cổ vũ, bảo trợ như CoMeet , Zavi...

“Các mục tiêu của Chính phủ về đẩy mạnh Chính phủ điện tử, chuyển đổi số quốc gia sẽ khả thi hơn nhiều khi các sản phẩm Make in Vietnam có điều kiện để triển khai trên cơ sở hạ tầng nội địa đảm bảo hiện đại về công nghệ, phạm vi rộng và giá thành thấp”, ông Bình chia sẻ.

Theo Vân Anh/ictnews

Đọc thêm

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.