Kẹo Giáng sinh và những câu chuyện ít người biết

Những chiếc kẹo gậy thường được uốn bằng tay khi ra khỏi dây chuyền để tạo hình dạng cong và tỷ lệ gãy thường khoảng 20%.

Kẹo Giáng sinh (kẹo gậy) là món trang trí ăn được rất phổ biến mỗi dịp Giáng sinh và năm mới. Kẹo có dạng cứng, dài, màu trắng - đỏ, vị bạc hà và được uốn cong một đầu giống cây gậy.

Những chiếc kẹo gậy thường chỉ xuất hiện dịp Giáng sinh. Ảnh: Freepik
Những chiếc kẹo gậy thường chỉ xuất hiện dịp Giáng sinh. Ảnh: Freepik

Lịch sử của chiếc kẹo cũng khác nhau, nhưng được lan truyền nhiều nhất là câu chuyện xảy ra khoảng năm 1670 ở nhà thờ Cologne (Đức). Trẻ con khi đến nhà thờ hay làm ầm ĩ, chạy khắp nơi và không để ý đến những gì cha xứ dạy. Điều này cản trở những người người ngồi đọc kinh và cầu nguyện. Vì thế để làm cho lũ trẻ ngồi yên, cha xứ đã cho bọn trẻ những chiếc kẹo dài, màu trắng.

Người làm kẹo đã tạo hình một cái móc, giúp trẻ nhớ đến chiếc gậy của những mục đồng đã đến thăm hài nhi Jesus. Một truyền thuyết khác cho rằng người thợ làm kẹo ở Indiana, đầu thế kỷ XX, đã tạo hình thanh kẹo bạc hà thành hình chữ "J" để tượng trưng cho Chúa Jesus, với sọc trắng là sự trong sạch khi ra đời và sọc đỏ sau này là máu đã đổ trên Thập giá.

Số khác cho rằng chiếc móc đã được thêm vào để giúp treo trên cây Giáng sinh dễ dàng hơn. Cũng có truyền thuyết những cây kẹo bạc hà treo trên cây để ngăn chặn loài gặm nhấm làm hỏng cây thông. Từ Đức, kẹo gậy lan sang các vùng khác của châu Âu, được phân phát trong các vở kịch tái hiện Chúa Giáng sinh, và trở thành đồ trang trí.

Cũng như các loại khác, những chiếc kẹo gậy đầu tiên được sản xuất bằng tay, đòi hỏi nhiều lao động nên số lượng sản xuất bị hạn chế. Năm 1957, nhiều loại máy móc mới được đưa vào sử dụng, khi đó số lượng cũng như chất lượng kẹo được cải thiện.

Các thành phần chính gồm đường, siro, dầu bạc hà, nước trộn với nhau và đun nóng đến khoảng 140 độ C cho đến khi trở thành chất lỏng màu nâu vàng. Chất lỏng này được đổ lên bàn làm mát rồi kéo căng bằng máy gia công. Phần kẹo tương tự màu đỏ được bổ sung xen kẽ, trộn với nhau, sau đó được kéo nhỏ và uống cong khi còn nóng. Kẹo gậy được uốn cong bằng tay khi ra khỏi dây chuyền và tỷ lệ gãy thường lên tới trên 20%.

Hạn sử dụng kẹo gậy có thể tới 5 năm khi bảo quản ở nơi thoáng mát. Đường là yếu tố giúp sản phẩm trữ được lâu.

Theo Hiệp hội bánh kẹo Mỹ (NCA), hằng năm, kẹo gậy là loại kẹo không phải chocolate bán chạy nhất trong tháng 12, đặc biệt tuần thứ hai. Thống kê cho thấy, mọi người bắt đầu trang trí Giáng sinh thời điểm này. Có khoảng 1,76 tỷ chiếc kẹo gậy được sản xuất ở Mỹ hàng năm.

Kẹo gậy treo trên cây thông Noel. Ảnh: AllChristmasStore
Kẹo gậy treo trên cây thông Noel. Ảnh: AllChristmasStore

Cách ăn kẹo đã gây ra một vài tranh cãi. Theo một cuộc khảo sát của NCA, có khoảng 72% cho rằng nên ăn kẹo từ đầu thẳng, trong khi 28% còn lại khuyên nên bắt đầu từ phía cong.

Theo truyền thống, kẹo có màu trắng với sọc đỏ và có vị bạc hà, nhưng ngày nay, món này có nhiều hương vị như sriracha, wasabi, nước thịt, thịt xông khói, Hawaiian Punch, thì là và màu sắc có thể là xanh lá, vàng, nâu.

Tại Việt Nam, kẹo gậy được bán rộng rãi ở các cửa hàng thực phẩm nhập khẩu nước ngoài, các cửa hàng tiện lợi, các shop online, với giá dao động từ vài nghìn đồng đến vài chục nghìn đồng một chiếc tùy loại và kích thước. Có thể mua lẻ hoặc theo hộp.

vnexpress.net

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

“Nhật ký của một hạt mưa” của tác giả Anh Đức kể về một thế giới đầy màu sắc qua góc nhìn nhân hóa của hạt mưa với những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình bạn và sự sẻ chia.
Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.
Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Một già, một trẻ, nương tựa vào nhau mà sống. Bên nhau qua từng mùa biển động. Ngoại không còn đủ sức để vươn ra xa bờ, chỉ còn trông cậy vào chiếc thúng chòng chành...
Podcast tản văn: Rộn ràng tiếng vỗ cánh chim non

Podcast tản văn: Rộn ràng tiếng vỗ cánh chim non

Mùa hè mang theo bao điều kỳ diệu trong khu vườn nhỏ của tuổi thơ. Nếu quan sát kỹ ta sẽ thấy sự biến chuyển của muôn loài, và sẽ thấy khu vườn tuổi thơ không chỉ có cây xanh và hoa trái, mà còn là nơi chắp cánh cho những ước mơ đầu đời được bay xa.