Kèo ngược 21h ngày 6-7: Pháp có gì để thắng Uruguay?

Đội tuyển Pháp có tổng giá trị các cầu thủ trên thị trường lớn nhất trong 32 đội dự World Cup 2018. Những ái tên HLV Deschamps để ở nhà cũng khiến bao đội thèm khát, nhưng điều đó có đủ để Pháp vượt qua Uruguay?

Kèo ngược 21h ngày 6-7: Pháp có gì để thắng Uruguay?

Sức trẻ và tốc độ của Mbappe hay kinh nghiệm trận mạc của Suarez sẽ là chìa khóa chiến thắng ở trận tứ kết đầu tiên này?

Qua 4 trận đấu, Pháp chỉ thực hiện nỗ lực tấn công tối thiểu để thắng trận, tất cả các trận họ thắng đều với khoảng cách hơn 1 bàn. Ông Deschamps thiết lập lối chơi thiên về cân bằng, tạo lập sự chắc chắn ở phòng thủ hơn là khai thác tiềm năng tấn công giàu có của họ.

Nhưng họ đã phòng thủ thế nào?

Ngoại trừ N’Golo Kante làm nhiệm vụ che chắn hàng thủ tốt, các thành viên còn lại ở phòng tuyến này đều chơi chưa đạt, kể cả hậu vệ Benjamin Pavard, người ghi bàn thắng đẹp trong trận thắng Argentina 4-3.

Ngay trận thắng Argentina, người Pháp phòng thủ không tốt, đặc biệt trong 2 bàn thắng của Gabriel Mercado và Sergio Aguero ghi cho Argentina.

3 trận vòng bảng, Pháp gặp các đội như Đan Mạch, Úc, Peru không mạnh về tấn công lắm, hàng thủ của họ chưa để lộ nhiều lỗ hổng. Nhưng vừa gặp phải Argentina với các cầu thủ thương hiệu như Lionel Messi, Angel Di Maria, hàng thủ của Pháp gặp phải rắc rối ngay.

Người Argentina tấn công không kết dính lắm, không thể bằng cặp song sát Luis Suarez và Edinson Cavani của Uruguay đã có hơn 10 năm sát cánh trên tuyển. Hai tiền đạo này đều đã ghi bàn ở 3 kỳ World Cup 2010, 2014 và 2018.

Còn ở mặt trận tấn công, người Pháp ghi được 4 bàn thắng vào lưới Argentina là vì hàng thủ Argentina quá lỏng lẻo, thường xuyên bị tổn thương bởi các pha phản công của Kylian Mbappe, Antoine Griezmann và Olivier Giroud. Trong thế rượt đuổi tỉ số, Argentina thường xuyên lên bóng, vì vậy cơ hội phản công của Pháp càng nhiều.

Trong trận gặp Đan Mạch, hàng công của Pháp loay hoay cả trận không có lấy một cơ hội ghi bàn thấy rõ vì Đan Mạch tổ chức phòng ngự rất tốt. Kể cả khi gặp Úc và Peru, hàng công của Pháp cũng gặp khó khăn.

Uruguay sẽ phòng thủ như Argentina hay Đan Mạch? Chắc chắn là như Đan Mạch.

Uruguay đang có một hàng thủ tốt nhất giải đấu này, chỉ để lọt lưới 1 bàn sau 4 trận đấu. Diego Godin và Jose Gimenez là những trung vệ hay nhất giải, họ hiểu nhau rất rõ vì cùng khoác áo Atletico Madrid, và họ cũng thừa hiểu người đồng đội cùng CLB đang khoác áo tuyển Pháp Griezmann di chuyển và chơi bóng thế nào.

Tuyến giữa của Uruguay với Matias Vecino, Nahitan Nandez, Rodrigo Bentancur, Lucas Torreira không nổi danh nhưng giàu thể lực và kỷ luật có thể đóng sập mọi khoảng trống mà người Pháp muốn có trên sân.

Họ là những người hoàn hảo cho lối chơi đặc trưng "garra charrúa" của người Uruguay, nghĩa đen là "móng vuốt", nghĩa bóng là sự kiên trì, gan lỳ. Họ sẽ đeo bám đối thủ đến kỳ được thì thôi.

Oscar Tabarez đã có 12 năm liên tiếp nắm tuyển Uruguay ở mọi cấp độ, những cầu thủ đang thi đấu ở World Cup này là những người ông Tabarez phát hiện, phát triển từ trẻ.

Trong khi đã 6 năm cầm quân, Deschamps dù có trong tay nhiều tài năng vẫn chưa xây dựng được một lối chơi cụ thể cho tuyển Pháp.

Chắc chắn khi vào trận, ông Tabarez sẽ đọc trận đấu giỏi hơn, các phương án chuẩn bị cho đá phạt, phạt góc, thay đổi nhịp độ của ông Tabarez kỹ hơn.

Nếu thế trận bế tắc, phải dùng đến loạt thi sút 11m để xác định đội bóng lọt vào bán kết thì đội nào sẽ hơn?

Thủ quân Hugo Lloris là chỗ dựa rất tin cậy của Pháp song thành tích chặn các cú sút 11m của anh nghèo nàn nhất trong số các thủ môn của các đội lọt vào tứ kết. Lloris chỉ chặn được 10% trong 20 cú sút anh đối mặt trong 6 năm gần đây.

Điều này sẽ dẫn tới tính toán của HLV Didier Deschamps là ông sẽ để dành quyền thay người nếu tuyển Pháp phải đấu hiệp phụ, để đưa thủ môn dự bị Alphone Areola vào thay Lloris nhằm bắt các cú sút 11m. Areola, thủ môn PSG, cao và sải tay dài hơn Lloris, đã chặn được 35% các cú sút 11m anh phải đối mặt.

Thành tích đối đầu: Pháp lép vế

- World Cup 1966: Uruguay - Pháp 2 - 1 - Artemio Franchi Trophy (Cup liên lục địa Âu - Mỹ) 1985: Pháp - Uruguay 2 - 0 - World Cup 2002: Pháp - Uruguay 0- 0 - Giao hữu quốc tế 2008: Pháp - Uruguay 0 - 0 - World Cup 2010: Uruguay - Pháp 0 - 0 - Giao hữu quốc tế 2012: Uruguay - Pháp 0 - 0 - Giao hữu quốc tế 2013: Uruguay - Pháp 1 - 0

Theo tuoitre.vn

Đọc thêm

Khó khăn chồng chất của Hồng Lĩnh Hà Tĩnh

Khó khăn chồng chất của Hồng Lĩnh Hà Tĩnh

Khép lại mùa giải 2024/2025, Hồng Lĩnh Hà Tĩnh đối diện với nhiều thách thức khi chia tay HLV trưởng cùng các trụ cột. Hành trình trụ hạng của đội bóng dự báo sẽ khó khăn hơn những năm trước.
PSG vùi dập Inter Miami 4-0

PSG vùi dập Inter Miami 4-0

Đêm 29/6, PSG hoàn toàn áp đảo trước Inter Miami ở trận đấu thuộc khuôn khổ vòng 1/8, FIFA Club World Cup.
Bóng đá Brazil thách thức châu Âu tại Club World Cup

Bóng đá Brazil thách thức châu Âu tại Club World Cup

Các đại diện Brazil đang khuấy đảo FIFA Club World Cup 2025™ với chuỗi trận bất bại, đè bẹp cả những gã khổng lồ châu Âu. Phải chăng đây là dấu hiệu cho sự trở lại của một đế chế bóng đá từng thống trị thế giới?
Tạm biệt Lương Xuân Trường

Tạm biệt Lương Xuân Trường

Lương Xuân Trường đã nói lời chia tay Hồng Lĩnh Hà Tĩnh. Vậy là, từ mùa giải sau, người hâm mộ Hà Tĩnh sẽ không còn chứng kiến những bước chạy của chàng tiền vệ gốc Tuyên Quang trong màu áo đội bóng con cưng.
CLB Nam Định vô địch V-League 2024-25

CLB Nam Định vô địch V-League 2024-25

Các bàn thắng của Lý Công Hoàng Anh và Lâm Ti Phông đã giúp Nam Định thắng 2-0 trên sân Quảng Nam ở vòng 25 V-League 2024-25, diễn ra vào tối 15/6. Nam Định lên ngôi vô địch sớm một lượt trận
Chuyện khó tin về cầu thủ 'đen đủi nhất' ĐT Việt Nam

Chuyện khó tin về cầu thủ 'đen đủi nhất' ĐT Việt Nam

Sau nhiều năm đợi chờ, cuối cùng Đặng Văn Tới cũng được trao cơ hội. Dù có thể chỉ là một phương án “chữa cháy”, nhưng việc được góp mặt lần đầu tiên ở ĐTQG là phần thưởng xứng đáng cho cầu thủ từng được ví là “đen đủi nhất” của ĐT Việt Nam.