Khám phá di tích lịch sử quốc gia mộ và nhà thờ Nguyễn Phi Sài

(Baohatinh.vn) - Mộ và nhà thờ Nguyễn Phi Sài ở thị trấn Thạch Hà và xã Thạch Long (huyện Thạch Hà) là 1 trong 93 di tích trên địa bàn Hà Tĩnh được Bộ VH-TT&DL xếp hạng di tích cấp quốc gia.

bqbht_br_dsc-6174-copy.jpg
Đệ tam Nguyễn Phi Sài (1558-1634) là con trai cả của Đệ nhị Thế tổ Nguyễn Phi Lệ, quê ở xã Toàn Lưu (có tài liệu ghi xã Kim Đôi), phủ Thạch Hà, nay là thị trấn Thạch Hà. Đến khoảng năm 1580, gia đình chuyển về cư trú và lập nghiệp, sinh sống ở xã Đan Chế (nay là xã Thạch Long ). Nhà thờ Nguyễn Phi Sài nay ở thôn Gia Ngãi 1, xã Thạch Long.
bqbht_br_sdsc-6142.jpg
Khuôn viên nhà thờ Nguyễn Phi Sài khá rộng với gần 1.200m2 , có nhiều cây xanh và hạng mục công trình. Ngay phía sau cổng vào và cuốn thư là khu nhà thờ chính với nhà bái đường (nơi con cháu làm lễ bái) và điện thờ chính.
bqbht_br_dsc-6148-copy.jpg
bqbht_br_dsc-6146-copy.jpg
Hai bên nhà thờ có nhà sắc (ở bên phải) và nhà hội đồng tổ cô (ở bên trái). Trong đó, nhà sắc có tuổi thọ vài trăm năm là nơi cất giữ các đạo sắc vua ban thời xưa; nhà hội đồng tổ cô thờ tổ cô.
bqbht_br_dsc-6167-copy.jpg
Nhà sắc là hiện vật độc đáo, hiếm có trên địa bàn Hà Tĩnh, được làm bằng gỗ trai có niên đại xây dựng trên 300 năm.
bqbht_br_ffff.jpg
Nhà sắc đang lưu giữ 7 sắc phong của các triều đại quân chủ rất có giá trị, một trong số đó là sắc phong vào loại cổ nhất của tỉnh ta hiện nay.
Điện thờ chính của nhà thờ Nguyễn Phi Sài gồm thượng điện và hạ điện. Trong ảnh: Toàn cảnh điện thờ chính.
Điện thờ chính của nhà thờ Nguyễn Phi Sài gồm thượng điện và hạ điện. Trong ảnh: Toàn cảnh điện thờ chính.
bqbht_br_dsc-6162-copy.jpg
bqbht_br_dsc-6157-copy.jpg
Ban thờ chính ở thượng điện thờ Đệ Tam Thủy tổ Nguyễn Phi Sài; tiếp xuống là thờ các vị quận công, tổ tiên của dòng họ.
bqbht_br_dsc-6163-copy.jpg
Bên trái và bên phải điện thờ chính còn có bàn thờ các chi phái khác, thờ gia thần.
bqbht_br_dsc-6196-copy.jpg
Cách nhà thờ khoảng 3km về phía Nam là phần mộ Đệ Tam Thủy tổ Võ quận công Nguyễn Phi Sài. Năm 1634, sau khi Đệ Tam Thủy tổ Võ quận công Nguyễn Phi Sài mất, theo lệnh triều đình, thi thể của ông được chuyển về quê xã Đan Chế, huyện Thạch Hà và chôn cất tại xứ Lòi Mã (thuộc thôn Lương Thượng (nay ở tổ dân phố 13, thị trấn Thạch Hà).
bqbht_br_dsc-6193-copy.jpg
bqbht_br_dsc-6192-copy.jpg
Phần mộ của ông trong gần 350 năm được con cháu hương khói, bà con nhân dân trong vùng trông coi, bảo quản. Phần mộ đã được con cháu trong dòng họ tôn tạo lại nhiều lần, trong đó lần gần nhất vào năm 2020. Toàn bộ phần mộ, hàng rào và các hạng mục khác đều được làm bằng đá chẽ, khang trang, kiên cố.
Ghi nhận công lao to lớn của Võ Quận công Nguyễn Phi Sài, ngày 23/1/2007, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định số 238/QĐ-UBND về xếp hạng Nhà thờ Nguyễn Phi Sài là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Ghi nhận công lao to lớn của Võ Quận công Nguyễn Phi Sài, ngày 23/1/2007, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định số 238/QĐ-UBND về xếp hạng Nhà thờ Nguyễn Phi Sài là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
bqbht_br_dsc-6176-copy.jpg
Ngày 20/11/2024, Bộ VH&TT-DL ban hành quyết định về xếp hạng di tích quốc gia đối với “Mộ và Nhà thờ Nguyễn Phi Sài”. Lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích và rước bằng về nhà thờ họ dự kiến được tổ chức vào ngày 16/4/2025 tới đây. Đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia càng khẳng định công lao to lớn của Võ Quận công Nguyễn Phi Sài nói riêng và các bậc tiền nhân cùng những người con quê hương Thạch Hà nói chung đã đóng góp quan trọng cho công cuộc đấu tranh, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Đây cũng là dịp để mỗi người tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử, văn hóa, truyền thống cách mạng quê hương.

Đệ tam Nguyễn Phi Sài (1558-1634) làm quan dưới triều Lê Trung Hưng, là vị võ tướng có tài thao lược, được chúa Trịnh giao phó nhiều trọng trách, lập nhiều công lớn trong công cuộc phù Lê cứu nước. Suốt cả cuộc đời binh nghiệp, ông luôn trung thành với triều đình, khí tiết, yêu nước, thương dân, mưu trí và dũng cảm.

Hơn 45 năm phò Lê cứu quốc, Nguyễn Phi Sài nhiều lần được các cấp Triều Lê ban sắc phong, tặng thưởng, phong vị là: Tiền Phụ quốc thần tín cương chính hiệp mưu đồng đức; Dực vận tán trị uy đăng; Vận tán trị công thần; Đặc tiến trụ quốc; Thượng tướng quân; Trung quân Đô đốc phủ; Hựu đô đốc; Thiếu bảo; Võ quận công; Gia phong đại vương tôn thần; Quang Ý trung đẳng thần; Dực bảo Trung Linh phù chi thần; Đoan túc Dực bảo Trung hưng chi thần...

Vì có công lớn nên năm 1634 sau khi mất, Võ Quận công Nguyễn Phi Sài đã được triều Lê Trung hưng liệt vào hàng ngũ danh thần tiết nghĩa, thăng Thiếu bảo, ban cấp 30 mẫu ruộng, cho lập đền thờ tại quê nhà, giao cho người dân xã Đan Chế thờ tự và trông coi phần mộ.

Theo Gia phả dòng họ Nguyễn Phi, các thế hệ con cháu hậu duệ của Đệ Tam Đức tổ Nguyễn Phi Sài ở Hà Tĩnh đã có 19 đời nối nghiệp. Nối dõi cha ông, dòng họ Nguyễn Phi ở Hà Tĩnh, đời nào, sinh sống ở đâu cũng có nhiều người ưu tú, làm việc siêng năng, góp phần cống hiến sức mình bảo vệ, xây dựng đất nước.

Trong thế kỷ XVII, cả dòng họ có 7 người được triều đình nhà Lê phong tặng quận công.

Trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước (1945 - 1975), con cháu dòng tộc họ Nguyễn Phi đã tiếp bước cha ông lên đường tham gia chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, dòng họ có 16 người con anh dũng hi sinh, được công nhận liệt sỹ; có 2 mẹ được phong tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh hùng; hàng trăm thương binh, bệnh binh…

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Podcast: Truyện ngắn - Tiếng còi tàu đêm

Podcast: Truyện ngắn - Tiếng còi tàu đêm

Trong những năm tháng chiến tranh, với nhiều mất mát hi sinh những người vợ, người mẹ vẫn chịu đựng trong âm thầm lặng lẽ. Họ là nguồn động viên tinh thần to lớn cho những người lính nơi tiền tuyến.
Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Khoai lang không chỉ là món ăn mà là đặc trưng quê hương, gợi nhớ sự tảo tần của mẹ, tình cha, và tuổi thơ lấp lánh không thể quên.
Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Giữa núi rừng bạt ngàn, niềm tin và tình người ấm áp lấp lánh hơn nắng. Đây là câu chuyện thắp sáng ước mơ nơi bản làng, nơi khát vọng vươn lên luôn cháy bỏng.
Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

“Nhật ký của một hạt mưa” của tác giả Anh Đức kể về một thế giới đầy màu sắc qua góc nhìn nhân hóa của hạt mưa với những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình bạn và sự sẻ chia.
Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.