4 bảo tàng ở Crimea năm 2014 cho bảo tàng Allard Pierson ở Amsterdam, Hà Lan mượn hàng trăm cổ vật bằng vàng, đồng, đá quý cùng các hiện vật khoảng 2.000 năm tuổi của người Scythia để trưng bày. Khi số cổ vật này được trưng bày ở Amsterdam, Nga bất ngờ sáp nhập bán đảo Crimea, khiến chúng trở thành tâm điểm trong cuộc chiến pháp lý giữa Nga và Ukraine.
Trong cuộc đấu tranh pháp lý diễn ra nhiều năm sau đó, các bảo tàng ở Kiev và Crimea đều đệ đơn yêu cầu trao trả kho báu cho họ. Tòa án Tối cao Hà Lan hồi tháng 6 ra phán quyết kho báu nên được trả về Ukraine.
“Sau gần 10 năm, các hiện vật từ 4 bảo tàng ở Crimea đã được trả về Ukraine”, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Ukraine (NMHU) thông báo hôm 27/11, một ngày sau khi kho báu về đến Kiev. “Chúng sẽ được lưu giữ ở NMHU cho đến khi Crimea được giải phóng”.
Chiếc mũ và đồ trang sức bằng vàng thuộc kho báu được trả về Kiev hôm 26/11. Ảnh: BBC
Cơ quan hải quan Ukraine cho biết kho báu gồm các món đồ trang sức nặng 2.694 kg đặt trong các hòm đặc biệt, được chuyển bằng xe tải từ Amsterdam đến Kiev.
Bộ trưởng Văn hóa Ukraien Rostyslav Karandeyev ca ngợi việc trao trả hiện vật là “chiến thắng lịch sử vĩ đại”."Cuộc triển lãm ở Hà Lan đề cập lịch sử của Crimea thuộc Ukraine . Vì vậy, chỉ người dân Ukraine mới được sở hữu những giá trị lịch sử này", ông nói.
Nga nhiều lần khẳng định hàng trăm hiện vật, trong đó có chiếc mũ chiến binh bằng vàng nguyên khối có từ thế kỷ 4 trước Công nguyên, nên được lưu giữ ở Crimea. “Kho báu thuộc về Crimea và chúng nên ở đó”, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói hôm 27/11.
Giám đốc bảo tàng Allard Pierson, Els van der Plas, cho biết đây là trường hợp đặc biệt khi “di sản văn hóa trở thành nạn nhân của diễn biến địa chính trị”. Trong cuộc chiến pháp lý, bảo tàng Allard Pierson “tập trung vào việc cất giữ an toàn các hiện vật cho đến khi trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp”.
“Chúng tôi rất vui vì kết quả đã rõ ràng và giờ chúng đã được trả lại”, bà van der Plas cho hay.
Sở hữu hình thức đọc tiện lợi trong nhịp sống bận rộn, sách nói và sách điện tử đang mở ra cách tiếp cận tri thức linh hoạt, hiện đại với các bạn trẻ Hà Tĩnh trong nhịp sống số.
Giữa núi rừng bạt ngàn, niềm tin và tình người ấm áp lấp lánh hơn nắng. Đây là câu chuyện thắp sáng ước mơ nơi bản làng, nơi khát vọng vươn lên luôn cháy bỏng.
Với chương trình "Khúc tâm tình núi Hồng, sông La", đoàn Hà Tĩnh đã ghi dấu ấn tại hội diễn nghệ thuật quần chúng thường kỳ khu vực Bắc Trung Bộ, năm 2025 với 4 huy chương.
Lần đầu tiên tổ chức tại Hà Tĩnh, Liên hoan Phim Ấn Độ hứa hẹn mang đến cho khán giả nhiều trải nghiệm thú vị thông qua 4 tác phẩm nổi tiếng của kinh đô điện Bollywood.
“Nhật ký của một hạt mưa” của tác giả Anh Đức kể về một thế giới đầy màu sắc qua góc nhìn nhân hóa của hạt mưa với những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình bạn và sự sẻ chia.
Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
Dưới đây là những giảng viên đại học giàu có nhất thế giới, họ đã tận dụng kiến thức chuyên môn của bản thân để làm giàu bằng tri thức, trở thành những tỷ phú USD được xếp hạng chính thức.
Cổng làng, mang trong mình những giá trị văn hóa, lịch sử của làng quê. Dù bao năm tháng xa quê thì trong tâm thức cổng làng vẫn luôn gắn liền với biết bao kỷ niềm thân thương.
Câu chuyện thành công của du lịch Việt Nam phản ánh những nỗ lực của toàn ngành đã triển khai đồng bộ các giải pháp, từ tham mưu xây dựng chính sách, xúc tiến quảng bá, kích cầu du lịch...
Báo cáo của công ty tư vấn hàng đầu Boston Consulting Group (BCG) chỉ ra, thị trường du lịch toàn cầu sẽ đạt giá trị 15.000 tỷ USD trong vòng 15 năm tới, nhờ sự bùng nổ nhu cầu từ các thị trường mới nổi tiêu biểu như Việt Nam.
Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Với chương trình "Khúc tâm tình núi Hồng, sông La", đoàn Hà Tĩnh hứa hẹn sẽ ghi dấu ấn tại hội diễn nghệ thuật quần chúng thường kỳ khu vực Bắc Trung Bộ 2025.
Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Tờ The Guardian của Anh vừa công bố loạt ảnh đẹp nhất do độc giả gửi về. Trong đó, khoảnh khắc một chiếc thuyền bán hàng rong đầy màu sắc trên vịnh Hạ Long gây ấn tượng mạnh với độc giả quốc tế.
Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.
Việc các di tích được xếp hạng không chỉ nhân lên niềm tự hào truyền thống về văn hóa quê hương Hà Tĩnh mà còn là cơ sở để các địa phương, dòng họ tiếp tục bảo tồn, phát huy di sản trong đời sống.
Một già, một trẻ, nương tựa vào nhau mà sống. Bên nhau qua từng mùa biển động. Ngoại không còn đủ sức để vươn ra xa bờ, chỉ còn trông cậy vào chiếc thúng chòng chành...
Việc Hà Tĩnh chuyển đổi 12 trung tâm văn hóa – truyền thông (VH-TT) cấp huyện thành mô hình trung tâm khu vực cụm xã là bước đi chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa cơ sở, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong giai đoạn mới.
Tại thành phố Chennai đông đúc, thủ phủ của bang Tamil Nadu, Đông Nam Ấn Độ, nép dưới bóng Nhà thờ Hồi giáo Wallajah là một tòa nhà cũ kỹ, nhưng những gì diễn ra bên trong nó lại gây sự chú ý đặc biệt.
Bình luận
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu