Nghị quyết 57 sẽ tháo gỡ rào cản, khắc phục điểm nghẽn và tạo cơ chế đột phá, để giải phóng sức sáng tạo nguồn lực, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Theo kết quả Bộ chỉ số PII năm 2024, tỉnh Hà Tĩnh đạt 33,62 điểm, xếp thứ 34/63 tỉnh, thành; tăng thứ hạng từ nhóm 3 lên nhóm 2 và tăng 8 bậc so với năm 2023.
Hà Tĩnh đang tập trung phát triển KH&CN, đổi mới sáng tạo (ĐMST), chuyển đổi số để tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Công ty cổ phần Sợi Nghệ Tĩnh (Hà Tĩnh) đầu tư xây dựng nhà máy kéo sợi tự động, được lập trình qua hệ thống máy tính với chi phí chuyển giao công nghệ hơn 400 tỷ đồng.
Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam nhấn mạnh vai trò quan trọng của đội ngũ trí thức Hà Tĩnh trong xây dựng, phát triển đất nước thời kỳ chuyển đổi số và hội nhập quốc tế mạnh mẽ.
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị các cấp, ngành, địa phương phải nhanh chóng thể chế hóa, ưu tiên bố trí nguồn lực để đưa Nghị quyết 57 đi vào đời sống kịp thời, hiệu quả.
Sở KH&CN Hà Tĩnh sẽ sớm tham mưu tỉnh hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách đột phá, huy động tất cả các lực lượng nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Hà Tĩnh phấn đấu nâng cao đóng góp của KH&CN và đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng kinh tế thông qua hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.
Theo các chuyên gia, Hà Tĩnh cần hoàn thiện định hướng phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST) của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; thúc đẩy cung – cầu thị trường KHCN và ĐMST.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu mong muốn các chuyên gia đóng góp nhiều giải pháp giúp địa phương cải thiện và nâng cao bộ chỉ số đổi mới sáng tạo.
Chương trình do Sở KH&CN phối hợp với Hội doanh nhân trẻ Hà Tĩnh tổ chức có chủ đề “Thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp”.
Trước thực tế cây cam, bưởi thường xuyên mắc bệnh “nan y” thán thư và thối quả, ngành KH&CN Hà Tĩnh đã nghiên cứu, sản xuất chế phẩm sinh học phòng vừa có hiệu quả trong phòng, chống sâu bệnh, vừa thân thiện với môi trường.
Áp dụng khoa học công nghệ, mô hình hơn 60.000 cây lan hồ điệp của Công ty TNHH Trí Đức Hà Tĩnh (thôn Thanh Lan, xã Thạch Khê, tỉnh Hà Tĩnh) có tỷ lệ nảy ngồng trên 99%.
Việc cập nhật điểm mới của Luật HTX 2023, chính sách phát triển khoa học công nghệ, quy trình vay vốn tại quỹ hỗ trợ phát triển giúp các HTX tiếp cận chính sách, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Với mũi nhọn là công nghệ sinh học, ngành khoa học công nghệ Hà Tĩnh đang mở ra nhiều giải pháp để phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn.
Ông Lương Đình Thành - Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Hà Tĩnh được điều động đến công tác tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Sở KH&CN), bổ nhiệm giữ chức vụ Chi cục trưởng.
Mô hình nuôi tôm thâm canh bằng công nghệ tuần hoàn nước do anh Lê Văn Sỹ (xã Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) làm chủ đạt sản lượng hơn 22 tấn, lợi nhuận trên 1 tỷ đồng.
Hội thảo cung cấp thêm các luận cứ khoa học và thực tiễn góp phần hoàn thiện phương pháp tính toán tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị, phục vụ các cấp lãnh đạo có cơ sở để hoạch định chiến lược chính sách trong phát triển KH&CN tại Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh đang tiếp tục phát triển ngành nuôi tôm theo hình thức thâm canh công nghệ cao tại nhiều địa phương nhằm tận dụng lợi thế sẵn có, hướng đến phát triển bền vững.
Chương trình hành động đặt mục tiêu đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh có công nghệ sinh học phát triển khá so với cả nước; trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh về công nghệ sinh học, thuộc nhóm dẫn đầu khu vực Bắc Trung Bộ.
Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng áp dụng tại Hà Tĩnh góp phần giảm chi phí cho bà con nông dân từ 15 - 17%/ha so với sản xuất truyền thống.
Chương trình phát triển tài sản trí tuệ của Chính phủ sẽ tăng cường độ phủ của chỉ dẫn địa lý đối với nhung hươu Hương Sơn (Hà Tĩnh), đồng thời đa dạng hóa sản phẩm và gia tăng giá trị.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh tiếp tục nâng cao chất lượng các đề tài nghiên cứu khoa học; tập trung những vấn đề trọng tâm, trọng điểm của tỉnh về phát triển KH&CN; bắt kịp xu thế, kịp thời tham mưu cho tỉnh các chính sách về KH&CN.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu đề nghị ngành KH&CN chú trọng công tác thông tin tuyên truyền, đưa các chính sách KH&CN đi vào cuộc sống, lan tỏa rộng rãi các dự án, mô hình hiệu quả.
Kể từ khi mạng lưới dịch vụ 3G bắt đầu được ra mắt vào năm 2008, số lượng người dùng tại Triều Tiên đã tăng dần và hiện đạt khoảng 6,5-7 triệu người, hơn 25% dân số.
Qua 3 năm tổ chức, Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Hà Tĩnh đã tiếp nhận hơn 130 dự án, trong đó có 30 ý tưởng vào các vòng chung kết hằng năm. Nhiều dự án trong số này đã được triển khai thực tế, bước đầu cho thấy nhiều khả thi.