(Baohatinh.vn) - Công ty cổ phần Sợi Nghệ Tĩnh (Hà Tĩnh) đầu tư xây dựng nhà máy kéo sợi tự động, được lập trình qua hệ thống máy tính với chi phí chuyển giao công nghệ hơn 400 tỷ đồng.
Công ty cổ phần Sợi Nghệ Tĩnh thành lập năm 2020 (đăng ký hồ sơ bổ sung doanh nghiệp lần 2 vào tháng 7/2024) tại Cụm công nghiệp Nam Hồng (phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh). Công ty đang đầu tư triển khai xây dựng dự án Nhà máy Sợi Nghệ Tĩnh có công suất sản xuất 18.720 tấn/năm, với số vốn gần 600 tỷ đồng; dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2026. Trong đó, chi phí chuyển giao công nghệ, đầu tư dây chuyền máy móc, thiết bị mới (thực hiện trong 3 giai đoạn) hơn 400 tỷ đồng. Hai hệ thống máy móc thiết bị quan trọng nhất đối với công ty là dây chuyền cung bông, máy chải và máy kéo sợi OE. Để đảm bảo chất lượng tốt nhất đối với 2 loại thiết bị này, công ty lựa chọn 2 nhà cung cấp nổi tiếng là Truetzschler (Đức) và Saurer (Thụy Sỹ). Công nghệ kéo sợi OE là công nghệ ngắn nhất trong các công nghệ kéo sợi. Công nghệ này giảm thiểu vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng, điều hòa không khí, giảm thiểu điện năng tiêu thụ và ít phụ thuộc vào trình độ tay nghề công nhân. Công nghệ kéo sợi OE phù hợp xu thế phát triển bền vững, thân thiện môi trường do phù hợp với việc sử dụng nguyên liệu tái sinh (recycle) hơn các công nghệ kéo sợi khác.
Sản phẩm đầu ra được công ty kiểm tra rất kỹ lưỡng trước khi xuất xưởng nhờ việc trang bị nhiều máy thí nghiệm hiện đại để kiểm tra điểm dày, điểm mỏng trên thân sợi (dựa vào các thông số kiểm tra, máy sẽ tính toán biến thiên độ đồng đều trên thân sợi). Nhà máy đi vào hoạt động góp phần giải quyết việc làm cho hơn 80 lao động địa phương với mức thu nhập bình quân 8 triệu đồng/người/tháng. Đồng thời, từng bước thay đổi kỹ năng sản xuất công nghiệp cho người lao động; thúc đẩy phát triển hạ tầng kỹ thuật, thương mại, dịch vụ và tăng tỷ trọng công nghiệp của địa phương; tạo ra sản phẩm sợi OE đạt tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu, góp phần tăng tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm hàng hóa của địa phương. Sản phẩm sợi OE của doanh nghiệp phục vụ ngành công nghiệp dệt may trong và ngoài nước; cung cấp nguyên liệu cho thị trường dệt vải, tạo ra các sản phẩm may mặc phục vụ nhu cầu tất yếu của con người.
Năm 2024, doanh thu công ty đạt hơn 200 tỷ đồng. Kế hoạch doanh thu năm 2025 ước đạt 350 tỷ đồng. Công ty đang tập trung đẩy mạnh sản xuất mặt hàng sợi chất lượng cao, đáp ứng các thị trường Hàn Quốc, Ấn Độ, Pakistan... Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ theo quy định các nghĩa vụ đối với Nhà nước như thuế, bảo hiểm xã hội, môi trường… (mỗi năm dự kiến đóng góp ngân sách tỉnh 15 tỷ đồng tiền thuế). Đặc biệt, Công ty cổ phần Sợi Nghệ Tĩnh đang nỗ lực tham gia chuỗi cung ứng xanh toàn cầu. Được biết, hiện nay, trong lĩnh vực dệt may tại Việt Nam chưa có doanh nghiệp nào được chứng nhận đạt các tiêu chuẩn chuỗi cung ứng xanh toàn cầu.
Công ty cổ phần Sợi Nghệ Tĩnh là doanh nghiệp đầu tư thiết bị, máy móc, công nghệ đồng bộ, hiện đại; đây là yếu tố quyết định để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, công ty đã đầu tư và hoàn thiện các tiêu chí phát triển xanh đáp ứng tiêu chuẩn châu Âu, châu Mỹ và các nước phát triển.
Sở KH&CN luôn đồng hành và hỗ trợ Công ty cổ phần Sợi Nghệ Tĩnh nói riêng và các doanh nghiệp nói chung trong chuyển giao, ứng dụng KH&CN vào sản xuất. Riêng với Công ty cổ phần Sợi Nghệ Tĩnh, Sở đang đề xuất tỉnh hỗ trợ theo chính sách của Nghị quyết số 95/2022/NQ-HĐND về một số chính sách phát triển KH&CN tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025.
Thời gian tới, chúng tôi mong muốn và kỳ vọng có nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm đưa công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển thị trường KH&CN, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp KH&CN,… góp phần phát triển kinh tế tỉnh nhà.
Giám đốc Sở KH&CN Bùi Quang Hoàn
Video: Quy trình sản xuất hiện đại trong Nhà máy Sợi Nghệ Tĩnh.
Ngày 29/6 tới, Nhà máy Sản xuất ô tô điện VinFast tại Khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) sẽ chính thức khánh thành, đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển ngành công nghiệp ô tô điện của Việt Nam.
Dù gặp một số khó khăn nhưng nhà thầu vẫn nỗ lực triển khai thi công, phấn đấu giữa tháng 7 sẽ khoan thông hầm Đèo Ngang nối tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Quảng Bình (sắp tới là tỉnh Quảng Trị)
Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép áp dụng hình thức đầu tư tư nhân cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam nhằm mở rộng sự tham gia của doanh nghiệp vào dự án quan trọng quốc gia.
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 316/TB-VPCP ngày 24/6/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tại cuộc họp rà soát tiến độ các dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.
Mặc dù thời tiết diễn biến bất lợi nhưng các kỹ sư, công nhân vẫn quyết tâm cao nhất, bám công trường để đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình cầu số 1, cao tốc Vũng Áng – Bùng, đoạn qua Hà Tĩnh.
Công ty Điện lực Hà Tĩnh đã chủ động xây dựng phương án chi tiết, huy động nguồn lực đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục, thông suốt trong suốt thời gian diễn ra kỳ thi THPT.
Sở Công thương Hà Tĩnh đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo EVN xem xét bổ sung danh mục đầu tư đường dây 500kV đấu nối Nhà máy điện khí LNG Vũng Áng III đồng bộ với tiến độ thực hiện dự án nhà máy.
6 tháng đầu năm 2025, kinh tế TP Hà Tĩnh có nhiều khởi sắc, là nền tảng vững chắc để TP Hà Tĩnh chuẩn bị chuyển mình, bước sang giai đoạn phát triển mới.
Hầm Đèo Bụt - hầm đường bộ duy nhất trên tuyến cao tốc dài 107,28 km qua Hà Tĩnh đã thi công cơ bản với việc hoàn tất hệ thống cơ điện, phòng cháy chữa cháy và lớp sơn vỏ hầm.
Tỷ giá USD tiếp tục tăng gây áp lực với doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Hà Tĩnh trong bối cảnh đối mặt khó khăn do bất ổn chính trị, chiến tranh thương mại, chính sách thuế quan.
Mực nước hồ chứa được cải thiện là điều kiện thuận lợi để các nhà máy thủy điện ở Hà Tĩnh tăng công suất vận hành, góp phần giảm áp lực lưới điện khi phụ tải tăng cao mùa nắng nóng.
Công ty Điện lực Hà Tĩnh phối hợp với huyện Kỳ Anh đảm bảo hành lang lưới điện thông thoáng tại hơn 450 khoảng cột, trải dài hơn 35km thuộc lộ đường dây 378E18.3.
Trong bối cảnh khó khăn khi chính quyền địa phương đang sắp xếp mô hình 2 cấp, ngành thuế Hà Tĩnh vẫn đảm bảo đà tăng trưởng với số thu đạt 5.480 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ.
Chủ đầu tư đang tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy sản xuất điện với mục tiêu sớm hòa lưới quốc gia, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Hà Tĩnh.
Các sở, ngành, địa phương Hà Tĩnh tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ SXKD và đời sống Nhân dân.
Khoảng 1.800 – 2.000 doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn Hà Tĩnh sẽ tham gia khảo sát đánh giá năng lực cạnh tranh của sở, ban, ngành cấp tỉnh năm 2025.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải đã đi kiểm tra hiện trường các khu vực có thể làm mỏ vật liệu san lấp phục vụ cho dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Vinhomes Vũng Áng và các dự án đầu tư trong KKT Vũng Áng.
Dù đang vào "mùa cao điểm" xây dựng nhưng việc thường xuyên có các đợt mưa lớn khiến quá trình thi công dự án, công trình trọng điểm ở Hà Tĩnh gặp khó.
Biển báo giao thông ở 2 lối vào nút giao cao tốc Bắc - Nam với đường tỉnh 548 ở thị trấn Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) được bổ sung địa danh, giúp tài xế di chuyển thuận lợi, an toàn hơn trước.
Doanh nghiệp và người dân Hà Tĩnh kỳ vọng Chính phủ tiếp tục giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026 và mở rộng nhóm hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế VAT để tạo động lực phát triển...
Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Fomosa Hà Tĩnh đang chủ động tiết kiệm chi phí sản xuất, đa dạng hóa thị trường trong bối cảnh Mỹ nâng mức thuế nhập khẩu thép và nhôm từ 25% lên 50%.
Những dự án quy mô lớn đang triển khai và sắp đi vào vận hành sẽ là những động lực tăng trưởng mới, tạo đột phá cho ngành công nghiệp Hà Tĩnh phát triển bền vững.
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2 (Khu kinh tế Vũng Áng - Hà Tĩnh) được đánh giá là nhà máy nhiệt điện có công nghệ hiện đại, quy mô lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Việc xây dựng và vận hành cụm xử lý nước sạch công suất 5.000m³/ngày đêm đã góp phần giải quyết bước đầu nhu cầu nước sạch ngày càng lớn cho các doanh nghiệp tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh).
Thời gian hoàn thành dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 8C ở Hà Tĩnh không còn nhiều trong khi vướng mắc về mặt bằng chưa được xử lý triệt để khiến quá trình thi công gặp khó khăn.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà yêu cầu Đảng bộ Sở Công thương Hà Tĩnh tiếp tục làm tốt công tác tham mưu, thực hiện Quy hoạch tỉnh và quy hoạch ngành.