Mũi điện tử giúp cảnh báo cháy rừng siêu sớm

Startup Đức thiết kế cảm biến phát hiện cháy rừng dựa vào khí, có thể nhận biết ngay từ giai đoạn cháy âm ỉ, thường trong vòng 60 phút đầu.

Mũi điện tử giúp cảnh báo cháy rừng siêu sớm

Startup Đức Dryad thiết kế cảm biến giúp giảm đáng kể thời gian phát hiện cháy rừng. Ảnh: Dryad

Hè năm 2021, cháy rừng gây ra thảm họa chưa từng có trên đảo Sardinia, Italy, thiêu rụi hơn 28.000 ha đất và khiến hàng nghìn người phải sơ tán. Giờ đây, khu vực Montiferru ở phía tây hòn đảo là một trong những vùng rừng trên thế giới đang thử nghiệm hệ thống cảnh báo cháy rừng siêu sớm do startup Đức Dryad phát triển, CNN vừa đưa tin.

Các hệ thống cảnh báo sớm hiện nay thường dựa trên việc phát hiện khói bằng hình ảnh, có thể thông qua hình ảnh vệ tinh, camera trên mặt đất hoặc quan sát của con người. Tuy nhiên, các hệ thống này quá chậm, theo Carsten Brinkschulte, nhà đồng sáng lập và CEO của Dryad.

“Để tạo ra khói bốc lên trên tán cây và có thể trông thấy từ khoảng cách 16 - 32 km, ngọn lửa bên dưới đã phải rất lớn - có thể diện tích tương đương nửa sân bóng đang bốc cháy bên dưới. Sau đó, cộng thêm thời gian để lính cứu hỏa đến nơi, vụ cháy có thể đã trở nên quá lớn để dập tắt”, Brinkschulte nói.

Dryad hướng đến việc giảm thời gian phát hiện cháy rừng, nhận biết ngay ở giai đoạn âm ỉ - khi chưa bùng phát lửa - thường trong vòng 60 phút đầu tiên. Công ty thiết kế cảm biến chạy bằng năng lượng mặt trời gắn với một thiết bị dò khí.

“Cảm biến có thể phát hiện hydro, carbon monoxide và những hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. Về cơ bản, nó ngửi được lửa. Hãy coi nó như một chiếc mũi điện tử mà bạn gắn vào cây”, Brinkschulte cho biết.

Khi phát hiện đám cháy, cảm biến sẽ gửi tín hiệu qua mạng không dây bằng ăng-ten tích hợp. Tín hiệu được chuyển tiếp đến các thiết bị phức tạp hơn và truyền sang Internet bằng vệ tinh và 4G. Cuối cùng, thông tin được gửi đến những người quản lý rừng.

“Chúng tôi cũng phát cảnh báo và có thể trao đổi trực tiếp với hệ thống công nghệ thông tin của đội cứu hỏa địa phương. Bạn sẽ nhận được cảnh báo với tọa độ GPS chính xác của cảm biến đã phát hiện cháy”, Brinkschulte nói.

Cảm biến có giá khoảng 50 USD mỗi chiếc. Đến nay, Dryad đã lắp đặt 300 cảm biến trên 12 vùng thử nghiệm ở Đức, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Hàn Quốc, Italy. Brinkschulte cho biết, những thử nghiệm này chỉ yêu cầu ít cảm biến vì đám cháy được gây ra có chủ ý nhằm giúp các nhà quản lý rừng thấy cách hoạt động của hệ thống.

“Chúng tôi thử nghiệm hệ thống Dryad tại vùng rừng rộng khoảng 50 ha. Chúng tôi đã đốt rừng và các cảm biến phát hiện trong vòng 14 phút. Thời gian phát hiện này thật phi thường và cho thấy hệ thống Dryad tiềm năng lớn như thế nào”, Philipp Nahrstedt, người quản lý 62.000 ha rừng tại bang Saxony-Anhalt, Đức, cho biết.

Theo VNE

Đọc thêm

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.