Giảm chi phí sản xuất với mô hình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây lúa

(Baohatinh.vn) - Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng áp dụng tại Hà Tĩnh góp phần giảm chi phí cho bà con nông dân từ 15 - 17%/ha so với sản xuất truyền thống.

Mô hình Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng (IPM) là hệ thống sử dụng các phương tiện kỹ thuật và các biện pháp thích hợp nhằm hạn chế tác hại của sâu bệnh, tăng năng suất, chất lượng nông sản. Chương trình được Trung tâm Khuyến nông tỉnh áp dụng thành công trên cây lúa ở xã Kim Song Trường (Can Lộc) trong vụ Xuân năm 2023 với diện tích 10 ha, có 70 hộ tham gia.

Giảm chi phí sản xuất với mô hình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây lúa

Mô hình IPM áp dụng trên cây lúa ở xã Kim Song Trường (Can Lộc) trong vụ Xuân năm 2023.

Bà Hoàng Thị Lài - hộ tham gia mô hình chia sẻ: “Tham gia mô hình, chúng tôi được tập huấn hướng dẫn chăm sóc cây lúa theo quy trình canh tác bài bản, nhất là trong việc quản lý tốt dịch hại và ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Lúa phát triển tốt, ít cỏ dại, chống chịu sâu bệnh và đổ ngã. Đến kỳ thu hoạch, bông lúa to, tỷ lệ hạt chắc cao, mẩy hạt, năng suất ước đạt 3,4 tạ/sào, cao hơn so với sản xuất truyền thống 0,4 tạ/sào nên chúng tôi phấn khởi lắm”.

Giảm chi phí sản xuất với mô hình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây lúa

Năng suất lúa của mô hình ước đạt bình quân 6,8 tấn/ha, cao hơn 0,8 tấn/ha so với ruộng sản xuất truyền thống.

Mô hình sử dụng giống lúa Nếp Hương, có tiềm năng năng suất cao, lượng giống sử dụng là 60 kg/ha (giảm 40 kg/ha), lượng phân đạm giảm còn hơn 30 kg/ha, giảm số lần sử dụng thuốc BVTV từ 1-2 lần/vụ.

Các loại thuốc BVTV sử dụng trên đồng ruộng được chọn lựa, ưu tiên dùng thuốc có nguồn gốc sinh học, sử dụng theo nguyên tắc “4 đúng”, khống chế được sự lây lan, gây hại của sâu bệnh hại. Nhờ đó, chi phí giảm từ 15 - 17%/ha so với sản xuất truyền thống.

Theo đánh giá, năng suất lúa theo mô hình IPM ước đạt bình quân 6,8 tấn/ha, cao hơn 0,8 tấn/ha so với ruộng trồng lúa theo tập quán truyền thống của nông dân.

Giảm chi phí sản xuất với mô hình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây lúa

Sản phẩm của mô hình đã được Công ty Lương thực Nghệ An thu mua tại chân ruộng với giá là 6.300đ/kg lúa tươi.

Hiện tại, toàn bộ sản lượng lúa của mô hình đã được Công ty Lương thực Nghệ An hợp đồng thu mua tại chân ruộng với giá là 6.300đ/kg lúa tươi, cao hơn khoảng 1.000 đồng/kg so với các giống lúa khác.

Việc triển khai mô hình IPM đã giúp nông dân nâng cao nhân thức trong canh tác lúa, giảm thuốc BVTV, giống, phân hoá học; tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Từ đó, góp phần bảo vệ môi trường, sinh thái nông nghiệp và sức khoẻ nông dân. Đây là tiền đề vững chắc cho sản xuất VietGAP, hữu cơ, sản xuất theo quy chuẩn, tiêu chuẩn trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy phát triển một nền nông nghiệp sạch và bền vững.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây luôn là điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Với giá giảm gần 1 nửa so với năm ngoái, người dân xã Thiên Lộc (Can Lộc) - "vựa hành" lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh, thấp thỏm lo âu trước thềm tết Nguyên đán 2025.
Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo đầu mùa được khách hàng ưa chuộng, giá bán cao giúp mang lại nguồn thu nhập khá cho ngư dân vùng biển Hà Tĩnh. Trừ chi phí, mỗi thuyền có thể thu hàng triệu đồng sau mỗi lần ra khơi.
Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Nhờ được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật nên vườn quất duy nhất ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) của gia đình anh Nguyễn Song Thao cho quả đẹp mắt, hứa hẹn sẽ đem về nguồn thu khá dịp tết Nguyên đán.
Nông dân Hà Tĩnh vào vụ gieo cấy lúa xuân

Nông dân Hà Tĩnh vào vụ gieo cấy lúa xuân

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân Hà Tĩnh bám đồng, đẩy nhanh tiến độ làm đất đợt cuối và bắt đầu xuống giống những trà lúa đầu tiên của vụ xuân 2025.
Khu dân cư kiểu mẫu - nền móng để xây dựng NTM ở Kỳ Anh

Khu dân cư kiểu mẫu - nền móng để xây dựng NTM ở Kỳ Anh

Là địa phương “đi sau” trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM nhưng huyện Kỳ Anh đã có nhiều cách làm sáng tạo. Trong đó, huyện đã tập trung chỉ đạo xây dựng thành công các khu dân cư NTM kiểu mẫu, thôn thông minh, coi đây là nền móng tạo sự lan toả, đưa phong trào xây dựng NTM của huyện phát triển vững chắc.