Xây dựng mô hình sản xuất lúa - cá kết hợp trồng cây niễng ở huyện Kỳ Anh

(Baohatinh.vn) - Sau khi hoàn thành dồn điền đổi thửa, thôn Phú Minh, xã Kỳ Phú (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) sẽ lựa chọn xây dựng mô hình sản xuất lúa - cá kết hợp trồng cây niễng theo hướng hữu cơ để nâng cao giá trị sản xuất.

Sáng nay (14/12), thực hiện Nghị quyết số 06 của BCH Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch 537/KH-UBND huyện Kỳ Anh về việc triển khai thực hiện tập trung, tích tụ ruộng đất, xã Kỳ Phú (huyện Kỳ Anh) tổ chức lễ ra quân dồn điền đổi thửa, hình thành cánh đồng lớn ở thôn Phú Minh.

Xây dựng mô hình sản xuất lúa - cá kết hợp trồng cây niễng ở huyện Kỳ Anh

Lãnh đạo địa phương và đông đảo người dân dự lễ ra quân.

Vụ xuân 2023, xã Kỳ Phú triển khai phá bờ thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn ở thôn Phú Minh. Xứ đồng thôn Phú Minh hiện có 4 vùng, sau quy hoạch còn 3 vùng với diện tích 66,02 ha gồm 116 thửa (giảm 1.571 thửa so với hiện trạng ban đầu).

Xây dựng mô hình sản xuất lúa - cá kết hợp trồng cây niễng ở huyện Kỳ Anh

Ngay sau lễ ra quân, bà con thôn Phú Minh xuống đồng san gạt, phá các bờ thửa nhỏ để tích tụ, chỉnh trang đồng ruộng.

Sau khi hoàn thành dồn điền đổi thửa, thôn Phú Minh lựa chọn xây dựng mô hình sản xuất lúa - cá kết hợp trồng cây niễng với diện tích 3 ha và mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ với diện tích 12 ha với 65 hộ dân tham gia; diện tích còn lại (46,88 ha) do địa hình đặc thù nên lựa chọn sản xuất 2 loại giống là RVT, Xuân Mai 12.

Bên cạnh phá bờ thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn, thôn Phú Minh còn mở rộng 3 tuyến đường trục chính nội đồng kết hợp dân sinh và tuyến đường Phong - Khang rộng 7 - 9m. Đắp tuyến đường dọc kênh nhà Lê rộng 3m nhằm mục đích giữ nước và chống sụt lún đối với các thửa ruộng nằm ven kênh; đào mới hệ thống mương tưới nước dọc 2 bên tuyến đường Thạch Khê - Vũng Áng rộng 1m …

Xây dựng mô hình sản xuất lúa - cá kết hợp trồng cây niễng ở huyện Kỳ Anh

Người dân tích cực nạo vét kênh mương nội đồng để chuẩn bị sản xuất vụ xuân.

Ngay sau lễ ra quân, bà con nhân dân thôn Phú Minh đã xuống đồng san gạt, phá các bờ thửa để tích tụ ruộng đất theo sơ đồ quy hoạch gắn với làm thủy lợi nội đồng và vệ sinh đồng ruộng, chuẩn bị cho sản xuất vụ xuân 2023.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.
Trồng nấm, làm giàu ở huyện Kỳ Anh

Trồng nấm, làm giàu ở huyện Kỳ Anh

Với quy trình khép kín, trang bị máy móc hiện đại, mô hình trồng nấm đem về cho gia đình chị Bùi Thị Anh (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lợi nhuận từ 250 - 300 triệu đồng/năm.