Modem của FPT Telecom vẫn tồn tại lỗ hổng bảo mật cho hacker tấn công?

Theo phản ánh của admin một diễn đàn đồng thời là khách hàng đang sử dụng dịch vụ Internet và modem của FPT Telecom, đến thời điểm hiện nay modem của doanh nghiệp này vẫn còn tồn tại lỗ hổng bảo mật để hacker dễ dàng tấn công.

Nhân viên kỹ thuật FPT Telecom kiểm tra sự cố cho khách hàng. Ảnh FPT.
Nhân viên kỹ thuật FPT Telecom kiểm tra sự cố cho khách hàng. Ảnh FPT.

Như thông tin đã được báo chí phản ánh gần đây, ngày 14/11/2014, hàng chục khách hàng sử dụng dịch vụ Internet của FPT đã tới chi nhánh FPT Bình Dương để yêu cầu sửa chữa modem Internet.

Theo các khách hàng này, nhiều ngày trước đó họ không thể truy cập được mạng, modem của một số gia đình bị thay đổi cấu hình, tên mạng Wi-Fi cũng bị đổi thành “China hacker” hoặc dòng chữ khác.

Ngay trong ngày 14/11, phía FPT Telecom đã lên tiếng thừa nhận một số modem của doanh nghiệp này gặp phải sự cố trên do có lỗ hổng bảo mật, bị tấn công modem chặn kết nối và đổi tên Wi-Fi.

Loại modem bị ảnh hưởng là modem có 2 ăng-ten, vỏ màu cam và trắng. Phía FPT Telecom còn khẳng định lỗi này “chỉ làm gián đoạn việc kết nối Internet của người dùng chứ không có khả năng lấy trộm thông tin hoặc gây ra các ảnh hưởng khác tới người sử dụng”.

Cùng đó, phía FPT Telecom cho hay trong ngày 14/11 đã cùng đối tác nâng cấp firmware để khắc phục lỗi và ngày 15/11 đã khắc phục xong sự cố cho khoảng 10 khách hàng.

Việc đăng nhập và dùng mật khẩu admin/admin vẫn cho login bình thường. Ảnh chụp ngày 20/11/2014.
Việc đăng nhập và dùng mật khẩu admin/admin vẫn cho login bình thường. Ảnh chụp ngày 20/11/2014.

Tuy nhiên đáng chú ý, trao đổi với ICTnews, admin của một diễn đàn đồng thời cũng là khách hàng đang sử dụng dịch vụ Internet và modem của FPT khẳng định, đến thời điểm hiện nay, lỗi chiếm quyền kiểm soát modem do FPT cung cấp cho khách hàng vẫn xảy ra, chưa được doanh nghiệp xử lý triệt để.

Cụ thể, trong các ngày từ 17 - 20/11, qua kiểm tra xác minh thực tế của admin này, modem của FPT Telecom đang cung cấp cho khách hàng vẫn bị chiếm quyền điều khiển dễ dàng. Thậm chí kiểm soát hoàn toàn modem chứ không phải chỉ gây ra lỗi Wi-Fi.

Ví dụ, tại thời điểm 11h32 ngày 17/11/2014, việc kiểm tra trên IP http://XX.118.122.19 với tên đăng nhập và mật khẩu admin/admin vẫn cho login bình thường.

Đến 12h ngày 20/11, việc thử nghiệm tại IP trên cho thấy lỗi tương tự vẫn tồn tại.

Dễ dàng truy cập chiếm quyền kiểm soát modem. Ảnh chụp ngày 20/11/2014.
Dễ dàng truy cập chiếm quyền kiểm soát modem. Ảnh chụp ngày 20/11/2014.

Trước đó, trao đổi với ICTnews về trường hợp modem của FPT Telecom bị tấn công, đại diện Bkav cũng đã nhận định sự nguy hiểm khi hacker tấn công vào firmware, chiếm quyền điều khiển, kiểm soát modem của người dùng.

Khi đó, hacker có thể điều hướng truy cập Internet của người dùng tới các địa chỉ trang web giả mạo phục vụ cho mục đích xấu. Nghiêm trọng hơn, mặc dù hacker không thể tiếp cận vào máy tính của người dùng song toàn bộ những thông tin, dữ liệu mà người dùng trao đổi qua mạng hacker đều có thể nắm được.

Cùng đó, phía nhóm bảo mật SecurityDaily cũng ra thông báo đã phát hiện một số vấn đề nghiêm trọng trong bộ modem router TP-LINK và cho rằng đây có thể là nguyên nhân dẫn đến việc một số khách hàng của FPT Telecom bị mất kết nối Internet do hacker thay đổi cấu hình của thiết bị.

Phía SecurityDaily cũng cho rằng, hệ thống TP-LINK này đang tồn tại một lỗ hổng nguy hiểm đã được công bố đầu năm 2014, việc khắc phục bằng cập nhật firmware là chưa đủ, đồng thời nhấn mạnh phía nhà cung cấp modem không nên lơ là trong việc rà soát, kiểm tra thiết bị trước khi đưa đến người dùng, cần có các biện pháp kiểm tra, rà soát lỗ hổng, backdoor, mã độc… của các thiết bị trước khi nhập khẩu và đưa ra thị trường.

Hiện ICTnews đã gửi câu hỏi về vấn đề này tới FPT Telecomvà đang chờ phía doanh nghiệp này có câu trả lời chính thức.

Theo ICTnews

Đọc thêm

Tiết lộ thiết kế độc đáo của iPhone 18

Tiết lộ thiết kế độc đáo của iPhone 18

Nguồn tin tiết lộ Apple đang có kế hoạch di chuyển các thành phần Face ID xuống dưới màn hình vào năm 2026, cho phép loại bỏ phần khuyết hình viên thuốc tạo nên Dynamic Island.
Rò rỉ nâng cấp đáng kể của iPhone 18

Rò rỉ nâng cấp đáng kể của iPhone 18

iPhone 18 có thể nhận được cải thiện hiệu suất từ bộ nhớ, với tin đồn Apple sẽ sử dụng tùy chọn bộ nhớ mới nhanh hơn trong phiên bản ra mắt năm 2026.
Câu lệnh có thể thao túng AI

Câu lệnh có thể thao túng AI

Phương pháp bẻ khoá, khai thác thông tin qua trí tuệ nhân tạo ngày càng tinh vi, đòi hỏi giải pháp bảo mật tốt hơn từ cá nhân và doanh nghiệp.
Đừng nghĩ nhiều khi sạc iPhone

Đừng nghĩ nhiều khi sạc iPhone

iPhone đã có mặt trên thị trường gần 18 năm. Vẫn có rất nhiều hiểu lầm xoay quanh nó tiếp tục lan truyền. Không ít trong số đó có thể ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm người dùng.
ChatGPT vượt Google trong cuộc đua AI

ChatGPT vượt Google trong cuộc đua AI

Khi xét theo lượng người dùng ứng dụng riêng lẻ, ChatGPT đang dẫn trước Gemini của Google. Tuy nhiên, lợi thế về hệ sinh thái rộng lớn vẫn giúp Google duy trì sức mạnh vượt trội.
Chrome giá bao nhiêu?

Chrome giá bao nhiêu?

Trong khi hàng loạt đối thủ ngỏ ý muốn mua lại Chrome từ tay Google, giá trị của trình duyệt này có thể lên đến 50 tỷ USD, con số vượt qua khả năng chi trả của nhiều 'khách hàng'.
Công trình bằng gỗ lớn nhất thế giới

Công trình bằng gỗ lớn nhất thế giới

Các kiến trúc sư Nhật Bản hoàn thành công trình bằng gỗ lớn nhất thế giới mang tên Grand Ring, có dạng vòng tròn lớn khép kín với lối đi bộ trên đỉnh và chu vi 2km.
Mắt thông minh AI dành cho người khiếm thị

Mắt thông minh AI dành cho người khiếm thị

Các nhà khoa học đã phát triển hệ thống thiết bị đeo tích hợp công nghệ AI để chỉ dẫn người khiếm thị tránh các chướng ngại vật trên đường và xử lý các tác vụ hàng ngày.